Thông tin với báo chí, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GD Đại học - Bộ GD&ĐT cho biết, nếu như chúng ta dựa vào số liệu 2016 để xác định từ "ảo" ở 2017 thì sẽ không đúng không sát, vì 2016 mỗi thí sinh được chúng tuyển 2 nguyện vọng và các trường xét tuyển sẽ không biết được là các thí sinh dự kiến trúng tuyển sẽ đi nguyện vọng 1 hay 2.

Năm nay, cơ sở dữ liệu được mở rộng hơn, nhất là khi các trường vào nhóm mà tải được hết tất cả cái cơ sở dữ liệu của nhóm về thì các nội dung rõ hơn nhiều. Tuy nhiên, cái “ảo” thì vẫn có, chúng tôi đã thống nhất với các trường là ảo sẽ rơi vào trường hợp nào?

Xét tuyển đại học: 3 nguyên nhân dẫn đến thí sinh "ảo"

Thứ nhất, đối với học sinh trúng tuyển đại học nhưng đi nước ngoài hay không đi học thì số này rơi vào đặc biệt các trường top trên lấy điểm cao nhưng không phải là nhiều.

Thứ hai, những thí sinh rơi vào diện xét học bạ, học sinh giỏi của các trường top trên, cũng không nhiều. Bộ dự kiến có một buổi họp với các trường có xét học bạ để lịch xét tuyển học bạ được sếp xắp trước lịch xét tuyển chung để bỏ những số liệu của các thí sinh này ra khỏi dữ liệu xét tuyển chung thì sẽ đỡ trong việc trùng lặp này.

Thứ ba, các trường công an, quân đội lấy điểm khá cao nhưng mà quy trình xét tuyển lại khá chậm. Vì vậy đến lúc chúng ta xét tuyển vẫn chưa có thông tin.

Tuy nhiên, Bộ đã thống nhất, có thể cung cấp toàn bộ cơ sở dữ liệu cho 2 nhóm lớn ở phía Nam và phía Bắc. Như vậy chúng ta có thể sử dụng toàn bộ cơ sở dữ liệu để xem xét các trường của nhóm mình thì đỡ hơn rất nhiều cho các trường trong việc xét tỷ lệ ảo như thế nào.

"Bộ GD&ĐT mong muốn hợp tác với các trường để làm sao chúng ta tuyển sinh tốt nhất, mà vẫn tôn trọng các nguyên tắc của luật, nguyên tắc của quy chế. Một số cái nguyên tắc đặc biệt được tôn trọng, Bộ và nhóm sẽ không can thiệp vào quyết định của các trường. Các trường sẽ hoàn toàn quyết định việc lấy danh sách trúng tuyển và điểm trúng tuyển vào trường mình là như thế nào?" - bà Phụng nhấn mạnh.

Về thí sinh "ảo" bà Phụng cho rằng, trừ ảo bao nhiêu là các trường hoàn toàn có thể tự xác định trên cơ sở phân tích, cơ sở dữ liệu cũng như kinh nghiệm mỗi trường. Mỗi một ngành trong trường cũng sẽ có những cái mức ảo khác nhau . Các thầy cô sẽ là người có kinh nghiệm tuyển sinh của trường mình sẽ biết và tự chịu trách nhiệm cho việc lấy trừ ảo của trường mình, Bộ GD&ĐT chỉ cung cấp các thông tin.

Bà Phụng cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ có gắng để có kết quả thi, thời gian từ 25 – 28/7 để chạy xét tuyển chung, lọc “ảo” chung trong nhóm.

Sau ngày 28/7 các nhóm, đã gần như ổn định danh sách và dữ liệu của nhóm mình rồi thì Bộ sẽ chạy lọc ảo cho tổng thể dữ liệu này chỉ còn lại các trường không tham gia nhóm và sự trùng lặp giữa các nhóm với nhau sẽ rất là ít.

Theo bà Phụng, ngày 10/5 đã mở cơ sở dữ liệu để các trường sẽ tải các dữ liệu của trường, phân tích dữ liệu, hoạch định chính sách tuyển sinh của trường mình trên cở sở tổng số cũng như số lượng nguyện vọng các trường tuyển sinh đăng kí cho trường mình.

Theo dantri.com