Sau Tết Nguyên đán, các trường mầm non, lớp mầm non tư thục có thể được mở cửa để đón trẻ 3-6 tuổi. Nhóm trẻ dưới 3 tuổi sẽ đến trường sau đó.

Trường mầm non chuẩn bị cơ sở vật chất tốt nhất cho ngày hoạt động trở lại

Trường mầm non chuẩn bị cơ sở vật chất tốt nhất cho ngày hoạt động trở lại

Hay tin trường học có thể mở cửa từ tháng 2.2022, bà Phạm Thị Luận, chủ Hệ thống Trường mầm non Hoa Mặt Trời, cho biết đây là tin được tất cả các trường mong...

Sáng 19/1, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức họp giao ban với hiệu trưởng các trường mầm non trực thuộc và phòng GD&ĐT các địa phương về công tác chuẩn bị đón trẻ sau Tết Nguyên đán.

Hiện tại, Sở GD&ĐT TP.HCM đang đề xuất thành phố cho học sinh tiểu học, lớp 6, trẻ mầm non trở lại trường từ ngày 14/2 theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh.

Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho hay nếu kế hoạch này được thực hiện, riêng với bậc mầm non, dự kiến thời gian đầu các trường nhận 3-6 tuổi trước để đảm bảo an toàn và từng bước thích ứng linh hoạt, xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra trong nhà trường.

Cụ thể hơn, bà Điệp cho biết thời gian đầu đón trẻ tới lớp, các trường mầm non chuẩn bị điều kiện để tổ chức bữa ăn bán trú, tuy nhiên chưa tổ chức cho trẻ ăn sáng tại trường.

TP.HCM: Trẻ từ 3 - 6 tuổi có thể học trực tiếp sau Tết Nguyên Đán - Ảnh 1

TP.HCM dự kiến cho học sinh 3 - 6 tuổi đi học trực tiếp sau Tết Nguyên Đán

Việc ra vào trường và đưa đón trẻ phải được phân luồng, bố trí khu vực ở cổng trường hoặc những nơi phù hợp, tùy điều kiện thực tế của đơn vị. Nhà trường sử dụng tối đa diện tích phòng, khuôn viên để bố trí các hoạt động phù hợp, tránh tập trung đông trẻ vào một chỗ chơi, hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung trẻ giữa các khối, lớp.

Giáo viên hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và một số nội dung về công tác phòng chống dịch Covid-19. Cụ thể, trong ngày đầu tiên khi trẻ trở lại trường, giáo viên sẽ làm quen, hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân (rửa tay, đeo khẩu trang, sát khuẩn đúng cách,…).

Trong ngày thứ 2, giáo viên tập trung giáo dục trẻ ý thức giữ gìn bản thân, nhận biết các biểu hiện bệnh (sốt, ho, mệt,...), biết cách trao đổi lại với cô; tổ chức các trò chơi theo nhóm nhỏ tăng cường vận động, kết nối cả lớp.

Vào ngày thứ 3 khi trở lại trường, trẻ tiếp tục được củng cố các thói quen vệ sinh cá nhân, ý thức thực hiện 5K để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch. Nhà trường tăng cường các hoạt động, trò chơi theo nhóm nhỏ để củng cố cho trẻ kiến thức và kỹ năng đã được hỗ trợ thông qua clip lúc ở nhà.

Sau mỗi tuần thực hiện, phòng GD&ĐT các quận, huyện và thành phố Thủ Đức sẽ đánh giá độ an toàn và các điều kiện để tham mưu UBND địa phương điều chỉnh phương án theo hướng mở dần với các lứa tuổi và phù hợp với tình hình thực tế.

Sở GD&ĐT TP.HCM thống kê, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, 622 cơ sở giáo dục mầm non ở TP.HCM được sử dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch. 1.331 cơ sở giáo dục mầm non ngừng hoạt động từ 3 đến 6 tháng, trong đó 468 cơ sở công lập, 863 cơ sở ngoài công lập và 1.766 cơ sở độc lập. Số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập giải thể là 20 trường và 79 nhóm lớp.

Nhiều phụ huynh mời gia sư, giáo viên cho trẻ mầm non

Học sinh mầm non tại TP.HCM sẽ đến trường trên tinh thần tự nguyện

Theo ZING News