Sáng 14/09, Sở GD&ĐT TP.HCM đã có văn bản thông tin chính thức về quyết định không triển khai chương trình Công nghệ giáo dục (CNGD) tại TP.HCM.

Đề xuất tách bài thi THPT quốc gia thành 2 phần: Tốt nghiệp và Đại học

Phụ huynh vất vả vì lịch nghỉ học luân phiên của học sinh tại Hà Nội

Trước đó, năm học 1985-1986, chương trình CNGD (trước gọi là chương trình thực nghiệm) đã được thực hiện tại Trường tiểu học Hòa Bình (quận 1) với quy mô 2 lớp 1.

Từ năm học 1986-1987 chương trình được tiếp tục thực hiện và chuyển về Trường tiểu học Thực nghiệm quận 1 (sau này đổi tên là Trường tiểu học Văn Hiến). Đồng thời các Trường tiểu học Lương Định Của (quận 3), Bàu Sen (quận 5), Đinh Tiên Hoàng (quận 9) và Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình) cũng được thực hiện chương trình này. Các trường dạy từ lớp 1 đến lớp 5 cả hai môn Tiếng Việt và Toán, sau này bổ sung thêm môn Giáo dục lối sống.

TP.HCM không triển khai chương trình Công nghệ giáo dục - Ảnh 1

Đến năm 1989-1990, với tinh thần tự nguyện và không bắt buộc, chương trình CNGD được triển khai đến nhiều trường khác trong toàn TP (trừ quận 4) cho học sinh lớp 1, chủ yếu là môn Tiếng Việt. Khi Bộ triển khai chương trình năm 2000 thì chương trình CNGD không còn thực hiện tại TP.HCM.

Năm 2017, Bộ GD&ĐT có văn bản về triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu CNGD. Trong đó sẽ triển khai dạy cho học sinh lớp 1 ở các địa phương có nhu cầu trên nguyên tắc tự nguyện.

Năm 2018, Bộ tiếp tục có văn bản về triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 -CNGD năm học 2018-2019, một lần nữa khẳng định đã tổ chức thẩm định (vòng 2), đồng thời có chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện tài liệu.

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Sở GD&ĐT TP.HCM quyết định không triển khai chương trình CNGD trên địa bàn TP do không thể để giáo viên tiếp cận song song chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông và chương trình khác.

Kênh Tuyển Sinh - Trang Nguyễn

Xảy ra nhiều bất cập trong việc thí điểm, thực nghiệm giáo dục

Giáo viên địa phương sẽ không chấm thi THPT Quốc gia tại tỉnh mình