Một trong những bài học ngay từ nhỏ mà cha nên dạy cho trẻ nỏ đó chính là làm chủ cảm xúc, làm chủ được hành vi của bản thân để mai này đứng vững trên đường đời.

Top 3 cách dạy trẻ cảm thông với mọi người

Top 3 cách dạy trẻ cảm thông với mọi người

Dạy trẻ chưa bao giờ là một việc dễ dàng với cha mẹ. Một trong số đó chính là những bài học dạy trẻ về cách cảm thông với mọi người xung quanh.

1. Dạy con cách nhận biết các loại cảm xúc

Trẻ mầm non nên được cha mẹ dạy cho những từ đơn giản nói về cảm xúc như: vui, buồn, giận, sợ hãi… Đến khi khôn lớn hơn một chút thì có thể cho bé biết những từ phức tạp hơn như là: thất vọng, nhát gan, thất bại… Cùng con thảo luận về những cảm xúc của các nhân vật trong truyện hay phim cũng là một cách dạy cảm xúc cho bé vô cùng hiệu quả đã được các bậc phụ huynh áp dụng.

Bạn có thể tạm dừng để hỏi con cảm xúc hiện tại của nhân vật là gì? Sau đó tiếp tục thảo luận những cảm xúc khác nhau của các nhân vật khác và lý giải nguyên nhân vì sao? Nó không những giúp con hiểu được nhiều loại cảm xúc khác nhau, mà còn giúp bé biết cảm thông và chia sẻ. Nếu biết rằng xô người khác ngã xuống đất sẽ làm cho họ buồn và đau thì các bé cũng ít có khả năng làm điều này.

TOP 4 cách dạy trẻ làm chủ cảm xúc mà cha mẹ nên biết - Ảnh 1

TOP 4 cách dạy trẻ làm chủ cảm xúc mà cha mẹ nên biết

2. Tạo cơ hội để bé nói về cảm xúc

Làm thế nào để con sử dụng những từ nói về cảm xúc trong ngôn ngữ hằng ngày? Nếu bạn muốn dạy cho trẻ nhỏ biết cách diễn tả cảm xúc bản thân thì tốt nhất hãy chia sẻ cảm xúc với bé. Chẳng hạn như khi thấy thất vọng bởi con không nhường đồ chơi cho em thì có thể nói thẳng cho con biết.

Hoặc mỗi ngày chúng ta có thể hỏi bé: “Ngày hôm nay con thấy thế nào?” rồi cùng thảo luận về những cảm giác khác nhau. Hãy nói về những điều làm ảnh hưởng tới cảm xúc của con. Những cảm giác bên trong bé cũng rất quan trọng, bạn cũng đừng quên chỉ chúng ra để giúp các con hiểu được cảm xúc bản thân.

3. Dạy con cách đối phó với cảm xúc

Dạy bé cách thích hợp để đối phó với nhiều loại cảm xúc sẽ giúp bé giải tỏa tâm trạng, cũng như biết ứng xử chừng mực hơn. Con phải biết rằng tức giận không có nghĩa là phải đánh người khác. Các bé cần được học kỹ năng quản lý tức giận để giải quyết xung đột một cách hòa bình.

Nói về nó chính là một cách để đối phó với cảm xúc. Thế nên các bậc phụ huynh hãy khuyến khích và tạo cơ hội để bé sử dụng từ ngữ để nói về cảm xúc của mình. Chẳng những nó giúp con biết cách bày tỏ, lên tiếng khi bị người khác ức hiếp, hiểu lầm. Mà còn giúp tránh được những hành động nông nổi như la hét, trả thù.

Dạy con cách đối phó với cảm xúc buồn cũng rất quan trọng. Bởi thường khi buồn chán các bé hay có thói quen phô bày hành vi xấu hoặc hung dữ.

4. Bồi dưỡng EQ cho trẻ

4.1. Nhóm cảm xúc

– Người lớn phải hạn chế các cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, hung hăng, cáu gắt… khi có mặt trẻ. Thậm chí, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ngay cả trong giai đoạn bầu bí, tâm trạng của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến xúc cảm của thai nhi đấy!

– Mỉm cười với con thật nhiều để bé hiểu đó là tín hiệu của yêu thương, vui mừng,… Thái độ cha mẹ trước mặt con càng tích cực thì sẽ càng nuôi dưỡng những điều tương tự ở trẻ.

– Tạo cho con một môi trường an toàn, thân thiện và phù hợp với bởi trẻ lớn lên trong sự yêu thương sẽ học được tính tự tin và lòng nhân đạo.

– Luôn luôn có hồi đáp với mọi phản ứng của trẻ vì như thế sẽ giúp bé cưng thoải mái bộc lộ cảm xúc thật của mình hơn.

– Bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia khi bé khó chịu. Trẻ sẽ cảm thấy ấm áp, không sợ hãi, từ đó hình thành cảm giác an toàn, giúp trẻ phát huy sự tự tin và thói quen chia sẻ, bày tỏ cảm xúc.

– Sử dụng những ngôn từ ngọt ngào với bé. Điều này giúp bé có một tính khí ôn hòa, nhã nhặn.

4.2. Nhóm lý lẽ

– Giải thích rõ lý do tại sao bạn không chấp nhận yêu cầu nào đó của bé. Đừng nghĩ bé còn nhỏ sẽ không hiểu, dù không nói lại nhưng bé biết bạn muốn gì.

– Luôn bày tỏ phản hồi tích cực đối với hành vi tốt của bé,  khen ngợi nếu bé ăn ngoan, ngủ giỏi, biết cất đồ chơi… Được khích lệ bé sẽ càng tự tin và nhiệt tình hơn trong những điều tốt tương tự.

– Giải thích cho bé hiểu hành động của bé tác động ra sao đến mọi người xung quanh để trẻ biết chú ý hơn đến người khác, từ đó hình thành ý thức quan tâm cộng đồng.

4.3. Nhóm hoạt động

– Khuyến khích bé tham gia làm việc nhà với mẹ, chẳng hạn như xếp quần áo, lấy giúp mẹ chiếc khăn, dọn dẹp đồ chơi… Điều này sẽ giúp bé có ý thức chia sẻ, tạo dựng niềm vui được giúp đỡ và gắn bó với người xung quanh.

– Dạy con cách bày tỏ những cảm xúc như vui, buồn, nhớ, xấu hổ,… bằng lời nói, vì như vậy sẽ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và được giúp đỡ.

– Tập một môn nghệ thuật. Ở độ tuổi này, môn vẽ là thích hợp nhất, thông qua trong quá trình vẽ, trẻ sẽ thể hiện được sự sáng tạo, đồng thời biểu lộ được suy nghĩ, tình cảm của chính mình.

– Cha mẹ nên phát huy lòng nhân ái và cởi mở ở trẻ bằng cách cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, hoa cỏ, thú nuôi và những bạn bè đồng trang lứa.

> Điểm danh 6 cách thúc đẩy khả năng ghi nhớ ở trẻ nhỏ

> TOP 8 nguyên tắc dạy con của gia đình David Beckham mà phụ huynh nên học hỏi

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp