Nhiều cơ hội vào khối ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm ngư

Đại diện các trường ĐH, CĐ đều khẳng định như thế trong buổi tư vấn trực tuyến ngày 13.8.

Theo PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, hiện nay trường đã nhận được khoảng 4.800 hồ sơ xét tuyển. Trong đó, có một số ngành nhận được nhiều hồ sơ như thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học. Nhưng các ngành cơ khí, nông lâm nghiệp không nhiều hồ sơ.
Cũng theo PGS-TS Hùng, các trường đều cố gắng lấy đủ chỉ tiêu trong đợt 1 xét tuyển nên TS cần phải trúng tuyển ngay trong đợt này. Nếu thích một ngành nhưng không đủ điểm vào học các trường lớn thì có thể chọn trường thấp hơn một chút. Thương hiệu của trường thì có, nhưng năng lực bản thân trong quá trình học mới quan trọng.

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết trường đã nhận được gần 3.600 hồ sơ, trong khi chỉ tiêu là 2.400 bậc ĐH và 250 bậc CĐ. Hiện nay 3 chuyên ngành của ngành khoa học hàng hải và ngành kỹ thuật tàu thủy vẫn chưa có nhiều hồ sơ.

Cũng như vậy, khối ngành kỹ thuật công nghệ tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 12 ngành, tổng chỉ tiêu khoảng 1.200, phân đều ra các ngành và trường đã nhận được khoảng gần 600 hồ sơ cho nhóm ngành này. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có ngành CNTT với 70 chỉ tiêu, nhưng mới nhận được 39 hồ sơ. Các ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng, công nghệ thực phẩm, CNTT (Trường CĐ Bách Việt) hay kỹ thuật công nghệ môi trường, kỹ thuật công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu, cơ khí (Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn) cũng chưa nhận được nhiều hồ sơ. Ngoài ra, TS xét tuyển khối kinh tế, quản trị vào các trường này nhỉnh hơn nên TS vào khối ngành kỹ thuật công nghệ đều có tỷ lệ trúng tuyển cao hơn.

Trường ĐH Thủy Lợi: Ngành nào còn ngóng... thí sinh?

Trường Đại học Thủy Lợi đã công bố điểm của các thí sinh đăng ký xét tuyển từng ngành học tính đến hết ngày 12/8.
Năm nay, mã ngành và ngành học dành cho các thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH Thủy Lợi Hà Nội có 20 ngành. Theo đó, các ngành như Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Kế Toán,... có lượng hồ sơ bằng chỉ tiêu mà trường đưa ra. Tuy nhiên, nhiều ngành giờ mới chỉ nhận được vài hồ sơ.

Theo thống kê của ĐH Thủy lợi đến hết ngày 12/8, Ngành Kỹ thuật công trình thủy – Mã ngành D580202420 – Chỉ tiêu là 420 đã có 238 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 26,25, thí sinh đạt điểm thấp nhất là 15,25 điểm.

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình – Mã ngành D580201- Chỉ tiêu là 210 đã có 222 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất của ngành này là 26,25, còn thí sinh đạt thấp nhất là 18 điểm.

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – Mã ngành D580205 – Chỉ tiêu là 140 đã có 142 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 22,25, thấp nhất đạt 15,25 điểm.

Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng – Mã ngành D510103- Chỉ tiêu là 140 đã có 79 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 22 điểm và thí sinh đạt điểm thấp nhất là 15 điểm.

Ngành Quản lý xây dựng – Mã ngành D580302 – Chỉ tiêu là 140 đã có 81 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 22 điểm và thí sinh đạt điểm thấp nhất là 15 điểm.

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước – Mã ngành D580212 có 280 chỉ tiêu đã có 136 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 24 điểm và thí sinh đạt điểm thấp nhất là 15,25.

Ngành Kỹ thuật trắc địa – Bản đồ - Mã ngành D520503 có 70 chỉ tiêu mới có 8 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 19,25 và thí sinh thấp nhất đạt 16,5 điểm.

Ngành Kỹ thuật công trình biển – Mã ngành D580203 có 140 chỉ tiêu cũng có 7 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 19 và thí sinh đạt điểm thấp nhất là 15,25.

Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng – Mã ngành D580211 có 70 chỉ tiêu đã có 18 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 20,75, thí sinh thấp nhất là 15 điểm.

Ngành Cấp thoát nước – Mã ngành D110104 có 70 chỉ tiêu đã có 76 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 22,5 và thí sinh thấp nhất là 15,5.

Ngành Kỹ thuật cơ khí – Mã ngành D520103 có 140 chỉ tiêu thì có 171 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh trong ngành này đạt điểm cao nhất là 21,5 điểm và thí sinh có điểm thấp nhất bằng ngưỡng điểm xét tuyển do Bộ GD&ĐT quy định.

Ngành Kỹ thuật điện, điện tử - Mã ngành D520201 có 70 chỉ tiêu đã có 85 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 22,5 và thí sinh thấp nhất đạt 15 điểm.

Ngành Thủy văn – Mã ngành D440224 có 140 chỉ tiêu, nhưng mới có 34 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 22,25 và thí sinh đạt điểm thấp nhất là 15,5 điểm.

Ngành Kỹ thuật môi trường - Mã ngành D520320 có 140 chỉ tiêu đã có 105 thí sinh tham gia nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 24 điểm, thí sinh có điểm thấp nhất bằng ngưỡng điểm của Bộ GD&ĐT quy định.

Ngành Công nghệ thông tin – Mã ngành D480201 có 210 chỉ tiêu đã có 236 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 22,75, thí sinh thấp nhất là 15,5.

Ngành Kinh tế - Mã ngành D310101 có 100 chỉ tiêu thì đã có 98 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 23 điểm, thí sinh ở số 65 đạt 15 điểm.

Ngành Quản trị kinh doanh – Mã ngành D340101 có 100 chỉ tiêu đã có 110 thí sinh tham gia nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 20,75 và thí sinh thấp điểm nhất bằng điểm xét tuyển vào ĐH do Bộ GD&ĐT quy định.

Ngành Kế toán – Mã ngành D340301 có 190 chỉ tiêu đã có 197 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh đạt điểm cao nhất của ngành này là 23,25 điểm còn thí sinh ở vị trí số 121 đạt 15,25 điểm.

Ngành Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật xây dựng – Mã ngành D900202 có 75 chỉ tiêu, nhưng mới có 14 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Vậy ngành này còn thiếu hơn 60 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo ngưỡng điểm quy định của Bộ GD&ĐT. Thí sinh đạt điểm cao nhất của ngành này là 24,75, thí sinh thứ 14 đạt 15,5 điểm.

Ngành Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật tài nguyên nước – Mã ngành D900212 có 75 chỉ tiêu, tuy nhiên mới có 6 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Thí đạt điểm cao nhất là 21,5 còn 5 thí sinh kế tiếp đều đạt 17,5.

Xét tuyển đại học: Nhiều thí sinh đỗ ảo, số đăng ký dự tuyển khó lường

Hàng nghìn thí sinh và phụ huynh vượt cả trăm cây số đến các trường đại học để rút, nộp hồ sơ nguyện vọng một xét tuyển vào trường. Những dịch chuyển đó khiến dữ liệu thống kê số thí sinh đăng ký dự tuyển vào các trường trồi sụt liên tục và khó lường trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay.

Có những ngành học điểm xét tuyển đã dâng lên nhanh chóng trong vài ngày và vượt xa điểm chuẩn xét tuyển mọi năm đến 4, 5 điểm.

Việc thí sinh được đăng ký 4 ngành theo bốn nguyện vọng khác nhau trong một trường và các nguyện vọng này có giá trị xét tuyển ngang nhau đã dẫn đến tình trạng đỗ ảo. Một thí sinh có thể đỗ tới 4 ngành của một trường và khiến thông tin số lượng thống kê danh sách đăng ký của từng ngành cũng ảo theo.

Tất cả những điều này đã khiến cho việc xét tuyển đại học năm nay tưởng như có thuận lợi hơn cho thí sinh và có cơ sở tham khảo rõ ràng bỗng trở nên hỗn loạn và mơ hồ, gây bức xúc trong dư luận.

Trước vấn đề này, phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2015-2016, ngày 12/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói:

“Vấn đề này khi chuẩn bị tổ chức thi, trong các cuộc họp, chúng tôi đã đều nêu ra và các đồng chí [lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo – PV] cũng nói là đã lường được và yên tâm. Tuy nhiên, thực tế vừa qua cho thấy có những việc dù nói đã lường được nhưng vẫn chưa lường được, dù tưởng rằng yên tâm nhưng vẫn chưa yên tâm.”

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận lại cho rằng cách tiếp cận của dư luận hiện nay với việc thí sinh rút hồ sơ là chưa th​ỏa đáng, “năm ngoái thí sinh cũng lo, năm nay cũng lo nhưng các em được làm chủ.”

Phân tích cụ thể hơn, Bộ trưởng Luận cho biết, năm ngoái thí sinh nộp hồ sơ trước khi thi, nên ​lúc thi xong, dù lo, các em cũng không có cơ hội điều chỉnh để tăng khả năng đỗ đại học. Năm nay, thí sinh được đăng ký chọn trường sau khi biết điểm, được rút hồ sơ từ trường này nộp sang trường khác khi thấy khả năng đỗ không cao.

“Nếu ai đó muốn quay lại con đường cũ, con đường cũ rộng thênh thang. Thí sinh chỉ cần ném hồ sơ vào một trường nào đó và về nhà ngủ, không phải xem xét, lo lắng, rút hồ sơ. Nếu muốn tự chủ, tự quyết định, tự lo cho mình thì như năm nay. Cách tiếp cận như vậy,” ông Luận nói.

Thay đổi điểm chuẩn liên tục, Trường ĐH Kinh tế quốc dân loại 800 bộ hồ sơ

Điểm đỗ dự kiến của các trường thay đổi liên tục đã khiến các thí sinh ồ ạt đến các trường tốp trên để rút hồ sơ, thay
Ông Hoàng Minh Phú (Vĩnh Phúc) đưa con đến ĐH Kinh tế Quốc dân từ sáng (13/8), để rút hồ sơ đi đăng ký ở trường khác với hy vọng điểm xét tuyển sẽ thấp hơn. Ông nói: “Khi con tôi nộp hồ sơ vào trường này, so với điểm mọi năm thì đỗ. Giờ xem thấy không được nên  xuống rút cho con để đăng ký vào trường khác. Nói chung là rất vất vả, đường thì xa, lại không biết đường”.

Với số điểm là 27,5 điểm nhưng vẫn không có khả năng đỗ vào ĐH Y Hà Nội sau khi xem điểm dự kiến của trường, nên Nam đến trường để rút lại hồ sơ, nhưng do thiếu giấy không rút được nên em đành phải đợi người nhà mang giấy tờ đến.

Trong lúc chờ đợi người thân, em Lưu Văn Nam (ở Mê Linh, Hà Nội) cho biết: “Biết điểm mà không biết đỗ hay không, cứ phải chờ đợi như thế này, cập nhật liên tục, rất vất vả. Nhất là những bạn ở xa, không gần trường, rất bất tiện, phải trọ dài và luôn thấp thỏm không biết đỗ hay không. Đi rút mà quên giấy tờ như em thì mất rất nhiều thời gian. Sau đó em lại phải về làm lại giấy tờ để nộp vào trường khác”.\\

GS.TS Nguyễn Quang Dong - Trưởng phòng Quản lý đào tạo - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: “Trường chúng tôi các thí sinh nộp hồ sơ vào rất nhiều và điểm dự kiến càng ngày càng tăng Hôm nay là mức điểm này nhưng mai lại tăng một hai điểm nữa.

Theo số liệu cập nhật đến ngày hôm nay, có gần 800 em không đủ điểm vào trường và số này sẽ tới rút hồ sơ. Hôm nay các em tưởng đỗ nhưng mai lại trượt. Tôi thấy như thế rất khổ cho các em vùng xa, không có điều kiện thông tin lại phải đi lại xa”.

Nhiều chuyên gia giáo dục cũng như phụ huynh các thí sinh đánh giá, mức điểm của các trường thay đổi theo ngày như sàn chứng khoán, rút-nộp và xem xét thay đổi là công việc hiện giờ của các thí sinh và phụ huynh. Trong 20 ngày nộp hồ sơ tưởng là dài nhưng trước những thay đổi liên tục, các thí sinh phải cập nhật để biết tỷ lệ đỗ trượt, lại càng khiến thí sinh hoang mang.

Và mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo lo ngại các thí sinh điểm cao mà vẫn trượt đại học như các năm trước nên đã thay đổi cách xét tuyển, để các em biết điểm rồi mới nộp hồ sơ. Nhưng xem ra điều đó không hề tạo điều kiện cho các thí sinh khi mà khoảng thời gian đi lại để đăng ký nguyện vọng của các em là quá lớn.

Tổng hợp