Ngành xây dựng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Bạn đã thật sự hiểu về ngành xây dựng? Sinh viên ngành Xây dựng ra trường làm gì?

Tìm hiểu về ngành Xây dựng. Sinh viên ngành Xây dựng ra trường làm gì? - Ảnh 1

Ngành xây dựng liệu có phù hợp với bạn? Bạn có thể làm ở vị trí nào sau khi tốt nghiệp ngành Xây dựng?

1. Ngành xây dựng là gì?

Ngành xây dựng có tên tiếng Anh là Construction industry đây là ngành thực hiện các các họat động thiết kế, thi công, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, dân dụng, công nghiệp…phục vụ đời sống con người: nhà cửa, trường học, bệnh viện, cầu đường…

Ngành kỹ thuật xây dựng (một số trường Đại học gọi là công nghệ kỹ thuật xây dựng hay kỹ thuật công trình xây dựng) có mã ngành 7580201, đây là chuyên ngành đào tạo các kỹ sư xây dựng công trình có trách nhiệm và vai trò thiêt kế, thi công giám sát, tính toán khối lượng , lên dự án và nghiên cứu những kỹ thuật xây dựng mới.

Một quốc gia muốn phát triển thì phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản về cơ sở hạ tầng: điện đường trường trạm, để đạt được những điều kiện này thì ngành xây dựng đóng một vai trò thiết yếu. Ngành xây dựng phát triển mới có thể kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác trong nền kinh tế. Có thể khẳng định rằng ngành cây dựng là nhân tố quyết định quy mô, trình độ kỹ thuật của nền kinh tế và giúp kiểm soát điều tiết kinh tế.

2. Học Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Ra Trường Làm Gì

  • Kỹ sư xây dựng làm việc ngoài công trường: 

Đảm nhận những công việc quản lý, thi công trực tiếp ngoài công trình xây dựng như:

- Chỉ huy/kỹ thuật phụ trách thi công công trình;

- Giám sát thi công, thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng;

  • Kỹ sư xây dựng làm việc trong các công xưởng:

Đảm nhiệm các công tác liên quan đến thiết kế, quản lý chất lượng trong các xưởng xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng…, các vị trí như:

- Kỹ sư giám sát nội bộ;

- Kỹ sư quản lý chất lượng;

- Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất.

  • Kỹ sư xây dựng làm việc trong văn phòng: 

Công việc cũng rất đa dạng như:

- Chuyên viên tư vấn, thiết kế xây dựng;

- Chuyên viên quản lý dự án;

-  Chuyên viên lập dự toán, tính khối lượng công trình xây dựng;

- Thẩm tra thiết kế, thẩm định chất lượng công trình;

  • Kiến trúc sư
  • Kỹ sư vật liệu xây dựng
  • Kỹ sư kết cấu công trình
  • Kỹ sư điện nước
  • Thiết bị kỹ thuật
  • Quản lý dự án xây dựng
  • Chủ thầu xây dựng
  • Kỹ sư vật lý kiến trúc cảnh quan công trình xây dựng
  • Kỹ sư cơ khí xây dựng

3. Mức lương của kỹ sư xây dựng

Mức thu nhập ngành xây dựng có sự dao động lớn tùy vào vị trí công việc, kinh nghiệm Nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành gia tăng. Mức thu nhập của nhân sự làm việc trong ngành xây dựng có dao động lớn, tùy thuộc vào vị trí công việc, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Cụ thể sinh viên xây dựng mới tốt nghiệp có mức lương khởi điểm vào khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng. Khi có kỹ năng và kinh nghiệm từ 4 năm thì kỹ sư xây dựng có mức thu nhập hấp dẫn từ 15 đến 30 triệu đồng/tháng. Đặc biệt những người làm công việc quản lý, chỉ huy thi công công trình xây dựng thì mức thu nhập có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng/tháng. 

4. Học và làm ngành xây dựng cần có những tố chất gì?

Kỹ sư xây dựng cần có những chuyên môn và kỹ năng tốt Để làm việc trong ngành xây dựng, trước tiên bạn cần có đam mê với ngành kỹ thuật, yêu thích công việc của ngành xây dựng. Giỏi tính toán và có tư duy logic thì bạn mới có khả năng lập kế hoạch dự án, thiết kế các ý tưởng và kiểm tra, đánh giá các thiết kế chính xác. Làm việc tại môi trường công trình xây dựng, thường xuyên phải di chuyển và chịu rủi ro tai nạn lao động nên bạn cần có sức khỏe tốt, chăm chỉ, có khả năng chịu được áp lực công việc vất vả. Kỹ sư xây dựng cần có chuyên môn về ngành và kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật, có tinh thần hợp tác và làm việc nhóm.
Làm thế nào để có buổi phỏng vấn trực tuyến hiệu quả nhất

Mất bao lâu để nhà tuyển dụng xem qua một CV?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp