Với xu thế công nghệ ngày càng phát triển lớn mạnh, ngành Công nghệ Tài chính (ngành Fintech) đã và đang có những bước tiến đột phá, thu hút sự quan tâm đông đảo của nhiều học sinh trong các mùa tuyển sinh.
1. Fintech là gì?
- Fintech = Finance ( Tài chính, tiền tệ) + Technology ( Công nghệ)
Fintech – Công nghệ Tài chính, được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng Internet, điện thoại di động, điện toán đám mây và các phần mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.
Fintech hiện đang cung cấp các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ ngân hàng, thanh toán, quản lý tài chính, các loại tiền kỹ thuật số…. với các sản phẩm đa dạng như:
- Ví điện tử
- Công nghệ nền tảng Blockchain
- Thương mại trực tuyến B2C
- mPOS
Fintech = Finance ( Tài chính, tiền tệ) + Technology ( Công nghệ)
2. Phân loại Fintech
Các sản phẩm trong Fintech thường được chia thành 2 nhóm phân theo đối tượng sử dụng:
+ Nhóm thứ nhất: Các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, các công cụ kỹ thuật số và công nghệ khác để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các Startup.
+ Nhóm thứ hai: Các sản phẩm công nghệ “ Back- office” nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của các Fintech và các định chế tài chính
Về cơ bản, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, Fintech còn cung cấp các dịch vụ trải rộng hơn như:
- Crowdfunding - Gọi vốn cộng đồng
- Peer to Peer lending - Cho vay ngang cấp
- Personal Finance - Tư vấn tài chính cá nhân
- Insurtech - Công nghệ bảo hiểm
- Crypto Blockchain - Tiền tệ số
- Data Management - Quản trị dữ liệu
Lĩnh vực công nghệ tài chính ngày càng phát triển đa dạng với các ứng dụng tác động đến hầu hết các hoạt động của ngành tài chính
3. Ngành công nghệ tài chính học gì?
Sinh viên sẽ được trang bị lý thuyết, kỹ thuật và tư duy phản biện trong việc áp dụng công nghệ vào các dịch vụ tài chính trong ngành FinTech. Những môn học trọng tâm của ngành này bao gồm:
- Nghiên cứu về dữ liệu lớn và trí tuệ kinh doanh: phát triển khả năng thiết kế và triển khai các ứng dụng cơ sở dữ liệu, dữ liệu lớn và phân tích để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Sinh viên tìm hiểu các vấn đề và công nghệ liên quan đến việc triển khai, hỗ trợ cơ sở dữ liệu quy mô lớn và các dịch vụ cần thiết để duy trì và truy cập kho dữ liệu.
- Kỹ thuật về ngôn ngữ lập trình thông minh (Python) và máy học (Machine learning): sử dụng các kỹ thuật tính toán, xây dựng thuật toán và hệ thống thích ứng linh hoạt với nhiều trường hợp.
- Nhu cầu và trải nghiệm của người dùng: tập trung thiết kế trải nghiệm người dùng và xây dựng tạo mẫu phần mềm để phát triển dịch vụ FinTech phù hợp.
- Kinh doanh kỹ thuật số: tìm hiểu về những lợi ích và tác động của các công nghệ kỹ thuật số lên các công ty khởi nghiệp.
4. Học ngành công nghệ tài chính ra trường làm gì?
Lĩnh vực công nghệ tài chính ngày càng phát triển đa dạng với các ứng dụng tác động đến hầu hết các hoạt động của ngành tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, tín dụng, thanh toán, chuyển tiền…
Các công ty, tập đoàn hàng đầu Việt Nam cũng đã và đang tích cực thay đổi để đón đầu cách mạng công nghiệp. Chính vì vậy tiềm năng mở rộng cơ hội việc làm của ngành Fintech là vô cùng lớn. Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ tài chính, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
- Chuyên viên quản lý hệ thống thông tin, hoạch định chiến lược, kiểm soát hệ thống tài chính, phân tích dữ liệu, quản trị và phân tích rủi ro tại các cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các cơ quan tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ, các phòng thí nghiệm…
- Chuyên viên phát triển công nghệ tài chính, phát triển sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, tài chính tại các tập đoàn, công ty bán lẻ, thương mại điện tử, công ty chứng khoán, dịch vụ công…
- Chuyên viên thẩm định tài sản, chuyên viên kinh doanh ngoại hối, chuyên viên phân tích rủi ro,…
- Chuyên viên làm việc tại các công ty công nghệ tài chính, công ty công nghệ, công ty phát triển phần mềm và các công ty cung ứng dịch vụ cho thị trường tài chính
- Tự khởi nghiệp và làm chủ trong lĩnh vực công nghệ tài chính
Một số doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam
Giảng viên chuyên môn ngành công nghệ tài chính, tài chính ngân hàng tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
Theo các khảo sát thống kê sơ bộ, các cá nhân làm việc trong ngành công nghệ tài chính có thu nhập khá hấp dẫn, khoảng từ 1.000-1.500 USD nếu nắm rõ các kiến thức và kỹ năng công nghệ và tài chính. Cơ hội việc làm ngành này cũng đa dạng và rộng mở, không chỉ giới hạn ở định chế tài chính mà còn bao phủ nhiều ngành khác trong xã hội.
> Nên hay không tìm việc thông qua trung tâm giới thiệu việc làm?
> Làm sao để biết mình phù hợp với công việc gì?
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp