Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 cho thấy môn Lịch sử sẽ chuyển dần sang hướng học để hiểu, vận dụng nhiều hơn chứ không còn chỉ đơn giản là học lý thuyết hay ghi nhớ máy móc.

Thế hệ 2001 sẽ "cõng" bao nhiêu áp lực trên lưng trong kỳ thi THPT Quốc gia?

Danh sách các trường tuyển sinh ngành quản lý Nhà hàng Khách sạn

Không còn “cửa” cho lối học tủ, học thuộc

Đối với riêng đề thi môn Lịch sử trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2018, không còn các câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ các mốc sự kiện như trước đây. Điều này đã thay đổi cách nhìn của dư luận, của xã hội vốn rất nặng nề, định kiến với môn Sử là môn “học thuộc lòng”, chỉ cần nhớ sự kiện.

Thứ nhất, đề thi xuất hiện các thuật ngữ lịch sử khi đề cập đến các chiến dịch, các sự kiện, do đó học sinh và giáo viên cần đọc thêm các tư liệu lịch sử, từ điển thuật ngữ lịch sử, giáo viên cần giải thích cho học sinh các thuật ngữ đó (không đề cập đến trong SGK) trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là đối với các học sinh mong muốn thi vào các khoa Khoa học Xã hội của các trường đại học tốp cao.

Thay đổi lối tư duy môn Lịch sử là môn học thuộc lòng

Thứ hai, đề thi đang chuyển dần sang xu hướng học để hiểu, học sự kiện này cần phải liên hệ với giai đoạn trước đó (yếu tố thời gian), đặt các sự kiện trong các bối cảnh chung của tình hình thế giới (yếu tố không gian) theo quan điểm Việt Nam là bộ phận của thế giới. Như vậy, điều này rất cần thiết với các em – những công dân của thời đại mới, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.

Nhận xét về đề thi môn Địa lý, Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hà - giáo viên môn Địa lý (Hệ thống Giáo dục HOCMAI) - cho rằng: Đề thi đã nhấn mạnh vào yếu tố thực hành, giảm hẳn ghi nhớ máy móc từ sách giáo khoa. Trước đây, Địa lý cũng như những môn xã hội khác thường bị coi là môn học chỉ cần thuộc lòng là có thể đạt điểm cao.

Thay đổi lối tư duy môn Lịch sử là môn học thuộc lòng

Tuy nhiên, với số lượng câu hỏi thực hành đang ngày càng tăng lên trong đề thi cho thấy, học sinh còn cần có kỹ năng thực hành Địa lý, đặc biệt là kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam. Thậm chí, nếu biết cách khai thác tốt, học sinh còn sử dụng được Atlat để trả lời cả những câu hỏi lý thuyết. Đề thi không khô khan mà đã khai thác được những vấn đề xã hội…

Đề thi đã khéo léo lồng ghép nhiều vấn đề mang tính thời sự như vấn đề du lịch biển đảo, vấn đề Biển Đông, vấn đề việc làm… làm cho đề thi sát với thực tế, gần gũi với học sinh hơn. Đây đều là những vấn đề thiết thực, không chỉ kiểm tra kiến thức của học sinh mà còn giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với bản thân và đất nước, những hiểu biết về các vấn đề xã hội, những thông tin rất cần cho các sinh viên sau này.

Xóa nhòa ranh giới “môn chính” - “môn phụ”

Đó là điều mà Thạc sĩ Trần Văn Năng - giáo viên môn Giáo dục công dân (Hệ thống Giáo dục HOCMAI) rất tâm đắc khi đánh giá về đề thi môn Giáo dục công dân. Theo Thạc sĩ Trần Văn Năng, từ một môn phụ, không được đưa vào các kì thi quan trọng, năm 2017 và năm 2018, Giáo dục công dân đã trở thành một môn thi chính thức của bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội.

“Nằm trong xu hướng chung của các môn Khoa học Xã hội, đề thi Giáo dục công dân đã giảm các yêu cầu phải ghi nhớ máy móc. Đề thi không còn các câu hỏi yêu cầu thí sinh nhớ các điều luật mà đi vào bản chất, nội dung, thậm chí là từ khóa (đại diện và nổi bật) của các điều luật. Từ đó buộc học sinh phải thay đổi cách học từ việc học thuộc lòng sang hiểu bản chất của vấn đề. Đề thi tăng số lượng câu hỏi thực tế và đưa nhiều vấn đề thời sự vào. Đề thi môn Giáo dục công dân đã cho thấy tính vận dụng thực tế cao của bộ môn này” - Thạc sĩ Trần Văn Năng nhận xét.

Thay đổi lối tư duy môn Lịch sử là môn học thuộc lòng

Cũng theo Thạc sĩ Trần Văn Năng với cách ra đề tại kỳ thi vừa qua, bắt buộc giáo viên lẫn học sinh cùng phải thay đổi cách dạy và học; phải thay đổi tư duy, phương thức tiếp cận đối với môn học. Thay vì trước đây chỉ học lý thuyết, ít vận dụng thực tế, học sinh nếu mong muốn vào được các trường đại học với điểm cao của môn Giáo dục công dân thì bắt buộc phải tìm hiểu các vấn đề xã hội, các tình huống hàng ngày trong cuộc sống và vận dụng kiến thức pháp luật.

“Đây là một môn học mà học sinh cần phải vận dụng tư duy, áp dụng kiến thức và hiểu biết các vấn đề thời sự xã hội để làm bài. Do vậy, ngoài việc học ở lớp, tiếp thu kiến thức từ thầy cô, học sinh cần quan sát, chọn lọc và xử lý các thông tin trong cuộc sống hàng ngày từ những tình huống cuộc sống đến thông tin thời sự, báo chí” - Thạc sĩ Trần Văn Năng nêu rõ.

Theo Giáo Dục và Thời Đại - Kênh Tuyển Sinh

Hạ điểm trúng tuyển bổ sung chương trình song bằng vào lớp 6 tại Hà Nội

Đường thi cử của 12 cung Hoàng Đạo