Trẻ thường hay thức đêm ngủ ngày là một trong những bài toán khó và là nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh khi mới có con nhỏ.

TOP 10 sách hay phát triển kỹ năng sống dành cho bạn trẻ

TOP 10 sách hay phát triển kỹ năng sống dành cho bạn trẻ

Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng thiết yếu mà mỗi một bạn trẻ cần phải học tập và ứng dụng chúng vào trong cuộc sống thường ngày.

1. Thời gian ngủ bình thường của trẻ

Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ, đều đặn và ngon giấc thì sẽ khỏe mạnh, còn ngược lại thì sẽ mệt mỏi, kém ăn, kém hoạt động, sụt cân,vv...Thông thường, trẻ ở các lứa tuổi được đề xuất thời gian ngủ trong ngày cụ thể như sau:

  • Sơ sinh: 16- 20 tiếng
  • 6 tháng: 13- 14 tiếng
  • 1-3 tuổi: 12 tiếng
  • 3-6 tuổi: 11- 12 tiếng
  • 6 – 12 tuổi: 10-11 tiếng
  • Trên 12 tuổi : 9 tiếng

Tại sao trẻ sơ sinh thường hay thức khuya, ngủ muộn? - Ảnh 1

Tại sao trẻ sơ sinh thường hay thức khuya, ngủ muộn?

2. Nguyên nhân trẻ khó ngủ vào ban đêm

2.1. Chưa được bố mẹ thiết lập thói quen ngủ

Nguyên nhân này xuất phát từ các gia đình, việc cho con bú sữa và ăn uống cùng với các hoạt động khác như ngủ, vui chơi, tắm rửa không theo một lịch trình nhất quán nào đó sẽ khiến trẻ dễ bị mất ngủ và hay thức đêm.

2.2. Ban ngày ngủ quá nhiều

Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ cần số thời gian ngủ trưa khác nhau. Nếu bé ngủ trưa và ngủ quá nhiều vào ban ngày, hoặc do thói quen ngủ sát giờ ngủ đêm thì sẽ dẫn đến ban đêm khó ngủ, kết quả là thức đêm và rối loạn hoạt động.

2.3. Hưng phấn thần kinh

Nếu trước khi đi ngủ, trẻ tham gia hoạt động vui chơi quá mạnh và thú vị, thần kinh trẻ có thể bị hưng phấn kéo dài và khó có thể rơi vào giấc ngủ được. Ngoài ra cũng có thể do phòng ngủ có nhiều ánh sáng gây khó ngủ.

2.4. Mọc răng hoặc các vấn đề thể chất khác

Trong giai đoạn mọc răng, các em bé thường cảm thấy khó chịu và đau nhức ở răng miệng, vì thế trẻ sẽ khó ngủ và hay quấy khóc. Nôn trớ nhiều, cảm cúm, nhiễm trùng tai hoặc mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như: đau bụng, đầy bụng, chướng bụng hay táo bón hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác như chuyển từ bú sữa sang ăn dặm, cũng đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

2.5. Do trẻ đang đói

Có thể do bé thức dậy khuya để đòi bú, nhưng cha mẹ cần xác định đó là do đói hay do thích bú về đêm vì sợ xa mẹ hay thích ngậm bình.

2.6. Tã bẩn

Nếu trẻ tè dầm hoặc đi ị trước khi ngủ nhưng chưa được thay tã, nó rất dễ sẽ khiến trẻ khó ngủ.

2.7 Em bé quá nóng hoặc lạnh

Nhiệt độ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Nóng quá hoặc lạnh quá đều khiến chúng ta khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Nếu bé của bạn hay thức đêm không chịu ngủ, hãy thử kiểm tra xem điều hòa có đang mở quá thấp, quần áo mặc cho bé có quá nhiều hay không, có thể vì sợ bé lạnh mà cho bé mặc quá nóng gây khó ngủ.

3. Giải pháp giúp trẻ ngủ đúng giờ

3.1. Hình theo nhịp sinh học cho bé

Nhiều ba mẹ cho rằng, việc để trẻ trằn trọc, lăn lộn, thậm chí quấy khóc đến mệt rồi sẽ tự ngủ, không quan trọng bé đi ngủ giờ nào thì chắc chắn sau đó bé sẽ ngủ sâu giấc và không bị tỉnh giấc giữa đêm. Vì thế, khi bé khóc, không chịu ngủ, ba mẹ cứ mặc kệ cho đến khi bé khóc mệt rồi tự lăn ra ngủ. Điều này không chỉ hình thành 1 thói quen quấy khóc trước khi ngủ mà còn khiến bé vừa bị kích động mạnh, vừa bị quá giấc nên càng khó vào giấc ngủ hơn, dẫn đến bé đi ngủ muộn hơn và quấy khóc nhiều hơn. Giấc ngủ của bé vì thế cũng bị gián đoạn, không ngon giấc, mê sảng, quấy khóc giữa đêm.

3.2. Điều chỉnh thói quen đi ngủ đúng giờ giấc cho bé

  • Dựa vào tháng tuổi của con để đẩy lại nếp sinh hoạt.
  • Đẩy dần giờ đi ngủ đêm của con sớm hơn mỗi ngày 15 phút cho đến khi bé có thể ngủ được vào lúc 20h.
  • Không cho con vận động, cười đùa nhiều trước khi ngủ, thay vào đó, bố mẹ có thể thực hiện các bài tập massage, kể chuyện cho con dễ ngủ và ngủ ngon.
  • Điều quan trọng nhất là rèn cho con “Tự ngủ” càng sớm càng tốt.

> TOP 5 sách hay thiếu nhi mang ý nghĩa nhân văn

> TOP 8 sách hay về mẹ và bé

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp