Điểm giống nhau của quy trình nộp hồ sơ du học Mỹ Early Decision và Early Action

  • Đều là quy trình giúp học sinh nộp hồ sơ du học Hoa Kỳ sơm, thường là kết thúc vào tháng 11 và nhận được thông báo của trường về hồ sơ của mình sớm, thường là vào tháng 12 hay tháng 1, khi mà những học sinh khác còn chưa nộp hồ sơ.
  • Hai quy trình nộp đơn sớm này giúp học sinh có nhiều cơ hội được chấp thuận hơn.
  • Đối với các trường ĐH, 2 quy trình này cũng giúp học sớm tuyển được những học sinh đã có ý định chắc chắn vào học ở trường, thể hiện qua việc nộp đơn sớm.

Nộp hồ sơ du học Mỹ Early Decision & Early Action có gì khác?

Nộp hồ sơ du học Mỹ Early Decision & Early Action có gì khác?

Sự khác nhau giữa Early Decision và Early Action sinh viên khi muốn học tập tại Mỹ cần biết

* Những điều cần biết về Early Decision

  • Early Decision (Đơn xin nhập học sớm có ràng buộc) giúp tăng khả năng được nhận vào trường yêu thích của bạn. Theo một báo cáo của Hiệp Hội Tư Vấn Nhận Học Đại Học Quốc Gia (NACAC) của Mỹ, 70% sinh viên apply dưới hình thức Early Decision được nhận trong năm 2009, trong khi chỉ có 55% được nhận khi apply theo hạn thường (Regular Decision) Trước đó 3 năm khoảng cách giữa 2 hình thức apply này chỉ là 8%.
  • Early Decision thường gây tranh cãi bởi sinh viên phải theo học nếu được nhận. Tuy nhiên sinh viên lại không biết mình được hỗ trợ bao nhiêu tiền trước khi họ biết được nhận. Vậy nên dễ hiểu là hình thức này ưu tiên sinh viên có tài chính tốt.
  • Bạn chỉ có thể apply dưới dạng Early Decision vào MỘT trường DUY NHẤT bởi nếu bạn được nhận, bạn sẽ phải theo học ở trường này. Nên đảm bảo rằng bạn thật sự muốn theo học ở trường đó.
  • Mặc dù bạn chỉ có thể apply Early Decision cho một trường, bạn có thể hồ sơ du học Early Action hoặc Regular Decision với nhiều trường khác nhau. Tuy nhiên nếu được nhận Early Decision, bạn sẽ phải từ chối tất cả các trường đại học còn lại.
  • Một điều mà nhiều gia đình không nhận ra đó là các trường đại học sẽ không bắt sinh viên phải theo học nếu như được nhận dưới dạng Early Decision nhưng không đủ tài chính. Tuy nhiên không nên kỳ vọng các trường sẽ công khai điều này.
  • Trước khi nộp hồ sơ du học Mỹ dạng Early Decision, hãy sử dụng Công Cụ Tính Giá Thực (Net Price Calculator) để biết trường mình apply có phù hợp với tài chính gia đình hay không
  • 65% các trường ở Mỹ cho thấy số lượng sinh viên apply theo Early Decision tăng lên trong khi chỉ có 5% số trường cho thấy số lượng này giảm.
  • Early decision ngày càng được ưa chuộng khi tỷ lệ từ chối sinh viên ở các trường hàng đầu ngày càng tăng. Trong 3 năm vừa qua, số lượng hồ sơ Early Decision đã tăng tại hơn 50% số trường có lựa chọn này.
  • Các trường đại học được lợi từ chính sách Early Decision. Càng nhiều sinh viên được nhận vào mùa thu thì họ càng nhanh đạt chỉ tiêu số sinh viên muốn tuyển.
  • The NACAC, khoàng 18% các trường đại học Mỹ có chính sách Early Decision và 24% có chính sách Early Action.
  • Khi nộp đơn, bạn, phụ huynh và counselor – một giáo viên của bạn phải kí vào loại đơn tên là Early Decision Agreement. Học sinh Việt Nam thường chọn giáo viên chủ nhiệm làm Counselor. Giáo viên có thể điền đơn này trên mạng trong hệ thống CommonApp giáo viên. Phần lớn các trường đại học Mỹ có một đợt ED1 với hạn chót từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 tùy theo từng trường. Kết quả được thông báo vào khoảng giữa tháng 12 tới giữa tháng 1. Cũng có một số trường có thêm môt đợt ED 2 hạn chót từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 15 tháng 1 năm sau.

Xem thêm: Danh sách các thời hạn nộp hồ sơ du học Mỹ bạn nên ghi nhớ?

4 trường hợp có thể xảy ra khi bạn nộp đơn xin học tập tại Mỹ theo Early Decision:

  • Đươc nhận và được đáp ứng toàn bộ nhu cầu hỗ trợ tài chính: bạn phải nhập học tại trường và rút hồ sơ đã nộp tại các trường khác. Hạn chót để bạn xác nhận nhập học ở trường thường là tháng 1cho đợt ED1 và là tháng 5 cho đợt ED2.
  • Được nhận nhưng không được đáp ứng đủ nhu cầu hỗ trợ tài chính: Bạn không phải nhập học ở trường và có thể xin thêm hỗ trợ từ trường này đồng thời nộp đơn vào các trường khác. Hạn chót để bạn quyết định nhập học ở trường thường là tháng 5 cho cả hai đợt ED1 và ED2. Nếu trường bạn đang xin thêm hỗ trợ đồng ý đáp ứng đầy đủ nhu cầu hỗ trợ tài chính của bạn, bạn vẫn có thể nhập học, và việc nhập học ở trường này lúc này là không bắt buộc. Lưu ý, nếu bạn không xin thêm hỗ trợ tài chính, hoặc trường không đồng ý cung cấp thêm hỗ trợ tài chính, bạn không được phép nộp đơn vào trường này ở các đợt nộp đơn sau trong cùng năm tuyển sinh.
  • Được chuyển sang đợt RD (deferred): Hồ sơ của bạn được chuyển sang để xem xét cùng với các học sinh nộp đơn đợt RD. Lúc này bạn trở thành một học sinh nộp đơn vào trường đợt RD, và kết quả tuyển sinh của bạn sẽ là kết quả tuyển sinh của đợt RD.
  • Bị từ chối: Bạn không được nhận vào trường và không được phép nộp đơn lại vào trường ở các đợt nộp đơn sau trong cùng năm tuyển sinh.

Bạn đã biết lên kế hoạch cho việc học tập và làm việc của mình tại một đất nước mới? Bạn đã có kinh nghiệm để "sống sót" ở vùng đất mới? Ngay bây giờ hãy đăng ký ngay Khóa học Lập kế hoạch du học tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn để lên kế hoạch dài hạn cho việc học tập, sinh sống và làm việc của mình được hiệu quả hơn nhé.


* Những điều cần biết về quy trình nộp đơn du học Mỹ Early Decision

  • Tương tự như quy trình Early Decision  nhưng Early Action (Đơn xin nhập học sớm không ràng buộc) không có sự ràng buộc với bạn. Bạn sẽ được phép nộp đơn cho nhiều trường đại học và bạn cũng không phải nhập học ở trường bạn nộp đơn đợt EA nếu trường đó chấp nhận. Hạn chót của đọt EA là từ ngày 1 tháng 11 đến 15 tháng 12 và kết quả sẽ được thông báo trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2.
  • Sau khi nhận được thông báo chấp thuận của trường ĐH, ứng viên có thể trả lời ngay rằng "chấp thuận theo học", hay đợi đến mùa Xuân mới thông báo cho trường quyết định sau cùng. Thường thì ứng viên có thể thông báo cho trường ĐH biết quyết định sau cùng của mình trước cuối mùa Xuân.
  • Quy trình "Single-choice Early action" là một thể thức nộp đơn mới, có thể gặp ở một số ít trường ĐH. Về mặt ý nghĩa "Single-choice Early action" và "Early Action" là giống nhau, nhưng quy trình "Single-choice Early action" không cho phép ứng viên nộp đơn sớm đến một trường ĐH khác (những vẫn được nộp đơn đến nhiều trường khác theo quy trình thông thường). Và ứng viên, sau khi nhận được thông báo chấp thuận của trường ĐH đã nộp đơn sớm, không bắt buộc phải trả lời ngay, mà có thể đợi đến khi hạn chót của quy trình nộp đơn thông thường kết thúc thì thông báo cho nhà trường quyết định sau cùng của mình.

Xem thêm: Cần lưu ý gì khi nộp hồ sơ du học Mỹ qua Common Application?

2 trường hợp sẽ xảy ra khi bạn nộp hồ sơ du học Mỹ theo Early Action:

  • Được nhận học: Việc bạn được nhận không đồng nghĩa với việc bạn được trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu hỗ trợ tài chính. Hạn chót  để bạn quyết định nhập học ở trường thường là ngày 1 tháng 5. Trước thời điểm này, bạn có thể xin thêm hỗ trợ tài chính từ trường.
  • Bị từ chối: Bạn không được nhận vào trường và không được phép nộp đơn lại vào trường ở các đợt nộp đơn sau trong cùng năm tuyển sinh.

Có nên nộp đơn xin học ở các trường ĐH tại Mỹ theo 2 quy trình này:

  • NÊN: Nếu ứng viên đã rất chắc chắn về một trường ĐH nào đó và nếu ứng viên đã có kết quả học tập tốt ở những năm lớp 11, 10 và 9 (cũng như đã thi AP/ACT/SAT/SAT Subject Tests).
  • KHÔNG NÊN: Nếu ứng viên muốn xem xét thêm những trợ giúp tài chánh từ các trường ĐH vào mùa Xuân hay ứng viên muốn dành thêm thời gian của lớp 12 để hoàn tất thêm những kỳ thi SAT/ACT ...

Xem thêm: Những thay đổi mới nhất về SAT khi du học Mỹ

Lịch trình gợi ý nên theo khi bạn có dự định nộp hồ sơ du học Mỹ theo quy trình lựa chọn sớm Early Decision và Early Action

Lớp 11

Tháng 01-05

  • Thi SAT/TOEFL/IELTS...
  • Tham quan các trường ĐH vào kỳ nghỉ Xuân.

Tháng 05-06

  • Thi SAT Subject Test
  • Tiếp tục duy trì kế học học tập chăm chỉ để có điểm số tốt.

Lớp 12

Tháng 09-10

  • Tiếp tục duy trì kế hoạch học tập và hoàn tất hồ sơ.
  • Đề nghị các giảng viên viết thư nhận xét.
  • Nộp đơn sớm theo quy trình (Early Decision hay Early Action) vào các trường đã chọn.
  • Thi SAT lần nữa (nếu muốn).
  • Nộp đơn xin tài trợ tài chánh, nếu cần.

Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ lớp 11 và lớp 12

Tháng 11

  • Nộp đơn sớm.
  • Gởi tiếp các thư nhận xét của Giáo viên.
  • Tiếp tục chuẩn bị hồ sơ cho quy trình nộp đơn thông thường (để phòng trường hợp nộp đơn sớm bị thất bại).
  • Nộp các đơn trợ giúp tài chánh khác, nếu là trong yêu cầu của quy trình nộp đơn sớm.
  • Thường ứng viên sẽ nhận được thông báo của trường về hồ sơ nộp sớm của mình trong tháng 12, hay trễ hơn là tháng 01. Khi đó quy trình nộp đơn thông thường (Regular Decision) còn chưa kết thúc!

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, visa du hoc my việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các trung tâm tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.