Nóng vội, ngắt lời người khác, thêu dệt sự việc là các thói quen xấu vô cùng nghiêm trọng mà cha mẹ cần ngăn chặn từ sớm, từ đó mới giúp trẻ nên người.

Cách giúp trẻ làm quen với việc học trực tiếp sau thời gian dài học online

Cách giúp trẻ làm quen với việc học trực tiếp sau thời gian dài học online

Sau một thời gian dài học online do dịch COVID-19, cha mẹ nên cho trẻ thời gian để trẻ tự điều chỉnh, qua đó giúp trẻ thích nghi và làm quen lại với việc học...

Những thói quen của trẻ mà cha mẹ cần ngăn chặn sớm - Ảnh 1

Khi trẻ có các thói quen xấu, cha mẹ nên có các biện pháp ngăn chặn kịp thời

1. Trẻ tìm cách "thoát tội"

Trẻ nhỏ thường nghĩ ra những tình tiết sai sự thật để đạt được điều mong muốn hoặc thoát tội khi làm sai. Đôi khi, các bé thêu dệt sự việc như một cách để thăm dò phản ứng của người khác. Những lời nói cường điệu hóa của trẻ có thể là điều dễ thương trong mắt người lớn, nhưng thực tế điều này có thể tạo thói quen xấu và để lại hậu quả về mặt xã hội. Vì thế, cha mẹ cần giúp con rèn luyện thói quen trung thực.

2. Ngắt lời người khác

Nhiều trẻ có xu hướng ngắt lời người khác khi đang nói chuyện với mục đích thu hút sự chú ý. Người lớn thường bỏ qua vì cho rằng hành vi này là vô hại. Tuy nhiên, việc ngắt lời người khác khiến trẻ trở nên nóng vội và dễ mất thiện cảm trong mắt người khác. Để hạn chế thói quen này của trẻ, bạn nên làm gương bằng cách không ngắt lời khi con đang nói. Nếu vô tình ngắt lời con, bạn nên nói xin lỗi và giải thích cho bé hiểu đây là hành động bất lịch sự. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể gợi ý cho trẻ một số cách như vỗ nhẹ vào vai hoặc nói xin lỗi khi muốn ngắt lời người khác.

3. Nóng nảy

Một số phụ huynh cho rằng tính nóng vội ở trẻ là biểu hiện của sự nhanh nhẹn. Bác sĩ nhi khoa Harvey Karp (Mỹ) khuyên rằng đây là hành vi cha mẹ không nên phớt lờ. Lý giải cho điều này, bác sĩ Harvey nói sự nóng vội, thiếu kiên nhẫn là nền tảng gây ra tính bốc đồng, thiếu kỷ luật và nhiều vấn đề xã hội khác. Cha mẹ có thể rèn cho trẻ "chậm lại" từ những việc làm đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, khi trẻ đòi phải nấu món ăn, bạn hãy nói "con kiên nhẫn một chút nhé" thay vì đáp ứng yêu cầu của chúng ngay lập tức. Sau đó, bạn đừng quên dành lời khen và cảm ơn trẻ vì đã bình tĩnh chờ đợi.

4. Không kiểm soát cảm xúc

Trẻ nhỏ thường la hét, ném đồ, thậm chí đánh người khác để bày tỏ sự tức giận hoặc thu hút sự chú ý của người lớn. Cha mẹ nên nhớ rằng não bộ của trẻ được xây dựng dựa trên những trải nghiệm. Nếu những hành vi sai lệch không được cha mẹ can thiệp, trẻ sẽ tự động cho rằng đây là việc làm đúng và có thể tái diễn. Vì thế, cha mẹ cần ngăn chặn những hành vi này từ sớm. Bạn nên giải thích vì sao không nên la hét, ném đồ đạc khi tức giận, đồng thời đưa ra giải pháp thay thế như tìm đến sự hỗ trợ của người lớn hoặc trở về phòng riêng để lấy lại bình tĩnh.

5. Bỏ ngoài tai lời nói của người khác

Nếu trẻ thường xuyên bỏ ngoài tai tiếng gọi hoặc lời nói của bạn, đây chính là dấu hiệu không tốt và cần được điều chỉnh sớm. Nhiều cha mẹ thường la mắng hoặc đánh con mỗi khi chúng có hành vi này. Tuy nhiên, lời nói và hành động bạo lực không giúp trẻ thay đổi, ngược lại khiến các em khó chịu và tăng mức độ hành vi lên mức cao hơn. Khi bị con phớt lờ, bạn nên giải thích cho bé hiểu điều này sẽ khiến người khác cảm thấy không được tôn trọng và dễ ảnh hưởng các mối quan hệ. Việc xóa bỏ thói quen xấu không thể diễn ra trong vài ngày, cha mẹ cần kiên nhẫn, từng bước tìm hiểu những vấn đề cản trở việc giao tiếp của con.

Tổng hợp 7 câu nói cha mẹ không nên nói với con trai

Những phương pháp đơn giản giúp trẻ quản lý cảm xúc

Theo ZING News