5 Tips chung sống với bạn cùng phòng khi đi du học

Sau các bước nộp hồ sơ xin học, thăm trường, phỏng vấn,… và được chấp nhận vào trường là bạn đã trải qua một chặng đường không hề dễ dàng nhưng bước tiếp theo là làm quen với môi trường sống mới cũng không hề đơn giản. Bạn sẽ lo lắng làm sao có thể hòa nhập với mọi người, giao tiếp và ăn uống duy trì sức khỏe để học tập, vượt qua cú sốc văn hóa. Mời bạn tham khảo các bí kíp sau để hòa nhập với bạn bè trên vùng đất mới:

5 Tips chung sống với bạn cùng phòng khi đi du học

Trung thực: bạn có thể sẽ nhận được những câu hỏi về thói quen sống, sinh hoạt của mình như: có hút thuốc, uống rượu không, thói quen hoc tập, nếp sống,…. Hãy cung cấp thông tin chính xác để được sắp xếp ở với những người phù hợp. Hãy ân cần với bạn cùng phòng: bạn hãy đối xử với bạn cùng phòng theo đúng cách mà bạn muốn họ đối xử lại với chính mình.

Cởi mở và tạo cho bạn cùng phòng cơ hội để làm quen: Thời gian mới nhập học có thể cả hai phía đều cảm thấy áp lực và hành động không đúng với bản chất hàng ngày của mình. Nên hãy cởi mở hơn và giao tiếp để cả 2 có cơ hội hiểu đúng về nhau. Giao tiếp trên cơ sở những giới hạn của mình: bạn nên cởi mở song không cần thỏa hiệp, bạn cần giữ cho mình giới hạn trong những vấn đề liên quan đến cá nhân như tôn giáo, cá tính, giới tính,… đó là cơ sở để 2 bên tôn trọng nhau.

Không nhất thiết phải cố gắng làm một người bạn thân thiết nhất nếu không phải do bạn thực lòng muốn thế. Bạn có thể vẫn là người bạn tuyệt vời với bạn cùng phòng cho dù cả hai không dành tất cả thời gian với nhau. Hãy sống thoải mái, kết bạn mới. Không nhất thiết phải bó buộc mối quan hệ trong phòng ở của mình. Đôi khi bạn có thể chọn ra ở ngoài với bạn bè đã quen của mình, hay chọn ở với những người bạn chơi được. Song hãy cẩn trọng, một người bạn tốt chưa chắc đã là bạn cùng phòng tốt. Điều quan trọng nhất khi chung sống là cả hai phải luôn giao tiếp, chia sẻ để hiểu về đối phương và nhu cầu, lối sống của nhau.

Những lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn du học bạn không thể bỏ qua về sức khỏe và an toàn khi đi du học

Những du học sinh lựa chọn học ở Úc có thể cảm thấy hạnh phúc bởi Úc cung cấp một môi trường học tập, sinh sống và làm việc an toàn. Điều quan trọng: Bảo hiểm y tế. Úc có rất nhiều các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe, các sinh viên quốc tế có thể dễ dàng tiếp cận. Các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe ở Úc có những bác sĩ giỏi có thể hỗ trợ và chăm sóc bất kỳ nhu cầu về thuốc và vấn đề sức khỏe nào của sinh viên. Tất cả sinh viên quốc tế du học tại Úc sẽ được yêu cầu mua bảo hiểm y tế trong cùng hóa đơn học phí của nhà trường.

Những lời khuyên không thể bỏ qua về sức khỏe và an toàn khi đi du học

Du học an toàn

Mặc dù Úc được biết đến là một điểm đến an toàn với những người dân thân thiện, nhưng mỗi du học sinh vẫn cần đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình bằng việc tìm hiểu về trường Đại học và các khu vực lân cận với nó. Đây cũng là một ý tưởng hay để đồng thời làm một bản thống kê những địa điểm du lịch mà bạn muốn khám phá sau này.

  • Nguyên tắc an toàn: Danh sách liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bạn nên có một danh sách các địa chỉ liên lạc bao gồm cả cha mẹ, nhà trường, nhân viên phụ trách hồ sơ tại trường của bạn phòng trường hợp khẩn cấp, nhất là danh cho các dịp bạn đang du lịch đến những địa điểm mới.
  • Thông tin bản thân: Hãy chắc chắn rằng bạn đã cung cấp số điện thoại cố định, di động, địa chỉ nhà ở Úc, địa chỉ nhà ở trong nước, địa chỉ email,… cho nhiều người ở trường hay người xung quanh bạn.
  • Giữ liên hệ với người khác: Giữ cho gia đình và bạn bè ở Úc, ở trong nước biết những thông tin du lịch hay địa chỉ hiện tại của bạn qua email hoặc điện thoại.
  • Cập nhật thông tin: Trước khi đi du học, bạn phải tìm hiểu nhiều hơn về các sự kiện đang diễn ra tại Úc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của bạn: môi trường xã hội, các cuộc bầu cử chính trị, cảnh báo tội phạm, biểu tình, vv..

Những lưu ý nên nhớ khi tìm và thuê nhà

Thuê nhà có lẽ là gian nan lớn nhất khi đi du học. Bạn có thể chọn một căn nhà ngốn hết “tài sản” mang theo, có khi lỡ thuê phải một căn hay bị hỏng hóc, lại có lúc gặp vấn đề với tờ hợp đồng do không đọc kỹ hướng dẫn trước khi chấp bút. Để không rơi vào những hoàn cảnh đó, hãy đọc 10 điều lưu ý dưới đây nhé.

1. Đừng chọn nhà quá sớm: Sinh viên thường rất nóng vội vào những tuần lễ đầu tiên nhập học khi chưa tìm được nhà ưng ý. Tuy nhiên, dù cho “tất cả mọi người khuyên mình nên lấy căn này” thì cũng không nên vì thế mà ký vào hợp đồng, nếu bạn vẫn còn điều gì đó lấn cấn. Trong trường hợp chủ nhà nhắn nhủ rằng bạn nên nộp tiền đặt cọc ngay vì “có 5 người thuê khác cũng đang ngăm nghe căn này”, thì nhiều khả năng là chẳng có người thuê nào cả và ông ta nói vậy chỉ để “cột chân” bạn. Tóm lại là đừng áp lực với chuyện kí hợp đồng khi ngôi nhà đó còn điều gì khuất tất.

2. Đừng lấy nhà quá trễ: Không “manh động” nhưng cũng đừng đợi đến kì nhập học tiếp theo rồi mà vẫn chưa tìm được nhà. Một khi đã có đủ thời gian để có cái nhìn tổng quan về thị trường thuê nhà, khi đó bạn cần đưa ra quyết định.

3. Đừng chọn căn “đẹp mã” nhất: Hầu hết sinh viên đều bị choáng ngợp bởi căn nhà có bộ sofa nhung, chiếc sàn gỗ chắc chắn hay chiếc TV màn hình mỏng, nhưng hãy nghĩ về những thứ xa hơn. Chính tác giả bài viết đã thuê được một căn nhà phong cách ở năm thứ hai Đại học, với chiếc sofa nhung màu đen (không đủ rộng để đủ chỗ cho tất cả mọi người trong nhà), tủ bếp đen sáng bóng (không đủ chỗ để thức ăn của tất cả mọi người) và một chiếc giường đôi rộng “khủng hoảng” (khiến khu vực để bàn học bị thu nhỏ lại). Thế nên, hãy nghĩ đến việc bạn thật sự cần từ ngôi nhà đó đơn giản chỉ là một chiếc ghế, một cái kho, một tủ lạnh lớn, một chiếc bàn tương xứng và đặc biệt là việc ngôi nhà có nhiều hơn một phòng tắm. Hãy “vượt qua” được những vẻ ngoài “bảnh chọe” để nghĩ về những điều thật sự cần thiết.

4. Đừng chọn căn rẻ nhất: Cũng như điều số 3, đừng chọn một căn nhà chỉ vì nó rẻ tận cùng! Nếu một căn có giá 50 bảng Anh/tuần đã bao gồm điện nước thì hẳn phải có một lí do nào đó. Đó có thể là vì khu vực xung quanh quá nguy hiểm hay vì ngôi nhà đó có vấn đề. Khi gặp phải một căn nhà như thế, hãy tự hỏi liệu việc sống trong đó có tiện lợi không và nó có đáp ứng được các nhu cầu của bạn không?

5. Hãy chọn bạn chia nhà cẩn thận: Một người bạn cực thân với bạn ở học kì đầu tiên có khi sẽ trở thành… kẻ thù của bạn ở học kì thứ 3! Đừng sống chung với một người với lí do đơn giản vì họ chính là người bạn đầu tiên mà bạn gặp gỡ ở trường Đại học. Chỉ cần đó là một người sạch sẽ, thân thiện và cởi mở là đủ tốt rồi. Tránh đừng chia nhà với người bạn mà tối nào cũng phải ra đường tiệc tùng mới chịu nổi nhé! Đơn giản vì việc sống chung với một người thích gào thét lúc… 4am hẳn sẽ rất khó khăn, đặc biệt là khi bạn đang phải tập trung ôn thi!

6. Hãy nói chuyện với những người thuê trước: Hãy tìm lên các diễn đàn, group Facebook và hỏi xung quanh xem chủ nhà và công ty môi giới là ai, những người nào đã từng thuê căn nhà của bạn trước đây. Bạn cũng có thể hỏi chủ nhà về người thuê đã rời đi. Khi đã có thông tin những người này, bạn cần “điều tra” xem việc thuê nhà của họ có gì trục trặc không (nếu có thì tốt nhất là hãy né xa!)

7. Tập làm quen với khu vực lân cận: Bạn cần kiểm tra khu vực thuê nhà cả ngày lẫn đêm. Có thể con đường đấy rất đỗi bình thường vào lúc 3 giờ chiều, nhưng biết đâu đó lại là nơi nguy hiểm vào 2 giờ sáng, khi bạn vừa tham gia tiệc tùng ở trường về. Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến khoảng cách của căn nhà đó với siêu thị và các địa điểm mà bạn sẽ cần lui tới, và đặc biệt là với trường học. Hãy tìm hiểu xem nhà bạn có xa trường không, và khoảng cách, chi phí di chuyển đến trường như thế nào.

8. Đọc kỹ hợp đồng: Một khi đã quyết định lấy căn nhà đó, bạn cần đọc kỹ hợp đồng, và sau đó đọc đi đọc lại thêm nhiều lần nữa. Hãy bắt lấy những chi tiết nhỏ nhất, đặt thật nhiều câu hỏi và chắc chắn rằng bố mẹ, người bảo hộ hay một tư vấn viên nào đó của trường Đại học cũng đã xem qua hợp đồng này. Đừng để một chi tiết nào đó trong hợp đồng gây bất lợi cho bạn vào cuối năm học, khi trả lại nhà.

9. Giữ lại tất cả các bằng chứng bằng chữ viết: Một khi đã ở trong nhà rồi, bạn cần giữ các tin nhắn viết tay (email) nội dung xoay quanh các yêu cầu, câu hỏi và trả lời giữa bạn và chủ nhà. Nếu họ hứa sẽ làm gì đó (sửa chữa đồ đạc chẳng hạn), hãy yêu cầu họ viết email để giữ lại bằng chứng.

10. Cuối cùng, Hội đồng và trường Đại học là bạn tốt của bạn: Cuối cùng, trong trường hợp bạn có vấn đề, hãy tìm tới trường đại học hay hội đồng địa phương để xin tư vấn. Các trường Đại học thường có một ban tư vấn riêng về vấn đề nhà ở cho sinh viên nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng tư vấn nhé. Tương tự, hội đồng địa phương cũng là nơi sẽ hỗ trợ bạn trong trường hợp xấu nhất.

Bài viết liên quan: Một số trang Facebook Fanpage về du học mà bạn nên biết

Theo Theo Australia