Để học được bảng chữ cái tiếng Nhật, bên cạnh việc nắm vững phương pháp học thì bạn cần phải chú ý một số điều để có thể không nhầm lẫn trong quá trình học bảng chữ cái này đấy!

Phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật như thế nào cho đúng?

Phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật như thế nào cho đúng?

Học tiếng Nhật là một quá trình. Học bảng chữ cái chính là nền tảng của quá trình ấy. Hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu về cách phát âm bảng chữ cái...

1. Khó khăn trong việc học bảng chữ cái

1.1. Khó ghi nhớ

Số lượng chữ trong hai bảng chữ cái Katakana và Hiragana không quá nhiều nhưng so với bảng chữ cái tiếng Việt, bảng chữ cái tiếng Anh chúng ta đã từng học thì nhiều hơn và quả thực khó nhớ hơn rất nhiều.

1.2. Dễ nhầm lẫn

Việc học bảng chữ tiếng Nhật tương đối khó bởi đây là chữ tượng hình chứ không phải là chữ Latin như chữ tiếng Việt của chúng ta. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải nhớ nét, biết cách viết nét chữ tượng hình. Chỉ cần sai một nét chữ thì đã biến thành một chữ hoàn toàn khác vậy nên phải hết sức chú ý. Nếu không phải là một người cẩn thận thì rất khó để học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana và Hiragana này.

1.3. Học chậm, kéo dài thời gian để bắt đầu bài trong giáo trình

Việc học bảng chữ cái tiếng Nhật tương đối chậm. Thời gian đầu học, bạn bắt buộc phải học theo lộ trình chỉ dẫn trong giáo trình. Thời gian học kéo dài yêu cầu bạn cần phải kiên trì, từng ngày, từng ngày một.

Tuy việc học tiếng Nhật nói chung và học bảng Katakana và Hiragana rất khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực kiên trì của cá nhân người học rất nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình học bạn sẽ khám phá ra tiếng Nhật rất thú vị. Đôi khi bạn thấy thú vị và bạn thấy thích học, như vậy việc học sẽ nhanh hơn, không phải là sứ ép nữa. Để chỉ cho bạn cách thuộc hai bảng chữ cái Katakana và Hiragana dễ hơn, chúng tôi chỉ bạn một số cách được trình bày trong phần dưới đây.

2. Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả nhất

Khi bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật thì khá khó khăn vì ký tự chữ cái nhiều, chữ tượng hình, không theo trình tự. Có các cách để bạn có thể học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh và hiệu quả nhất

2.1. Học theo phương pháp truyền thống

Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ để phục vụ quá trình học các chữ cái đó là: bút chì, tẩy bút chì, vở và các tài liệu liên quan. Sau đó, hãy quan sát tài liệu để biết cách viết bảng chữ cái và luyện viết các nét theo hướng dẫn.

2.2. Học trên các phần mềm của điện thoại

Phương pháp này có những ưu điểm vượt trội đó là bạn có thể học bảng chữ cái dễ dàng hơn. Ứng dụng có khá nhiều thú vị và tiện ích khác nhau. Bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi trên chính chiếc điện thoại của mình.

2.3. Phần mềm cho người mới bắt đầu

Bạn không cần phải tìm những trang sách hay những quyển vở đã ghi chép lại. Chỉ cần nằm trên giường lướt phần mềm và chăm chỉ ôn bài là được. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn hạn chế vì bạn không thể tập trung cao độ. Bạn chỉ có thể nhớ được mặt chữ chứ không tập viết được.

Những điều cần lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Nhật - Ảnh 1

Những điều cần lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Nhật

3. Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật

Đối với những người mới bắt đầu học bảng chữ cái tiếng nhật thì việc viết khá khó khăn. Bạn cần chú ý các điều sau đây:

3.1. Viết gói gọn các nét ở một ô

Trong cùng một ô vuông bạn nên viết các nét gói gọn vào trong và lọt vào phần giữa ô. Việc này sẽ giúp chữ bạn viết được gọn gàng và đẹp hơn. Bạn nên chú ý tuân thủ cách viết một cách nghiêm chỉnh với các từ tượng hình.

3.2. Cầm bút dựng thẳng đứng

Viết chữ đẹp hay không tùy thuộc vào cách bạn cầm bút viết. Bạn không nên cầm bút quá cứng tay cũng không được cầm siêu vẹo. Cầm bút không nghiêng, dựng thẳng đứng mới là cách cầm chuẩn nhất.

3.3. Viết đúng trình tự các nét

Khi bạn mới bắt đầu tập viết chữ cái tiếng Nhật thì chỉ nên tập viết theo kiểu truyền thống. Không nên thêm những nét vòng xoắn tạo hoa văn cho chữ viết. Khi viết văn bản bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt cách viết này.

4. Cách sử dụng bảng chữ cái tiếng Nhật

Đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:

4.1. Ghi nhớ

Bạn có thể ghi nhớ bảng chữ cái dựa trên các hình ảnh thể hiện. Tại bảng chữ cái mỗi chữ cái sẽ được minh họa bằng một hình ảnh cụ thể. Bạn cần một khoảng thời gian nhất định để nhớ một cách nhanh và hiệu quả nhất.

4.2. Hạn chế viết

Thời đại công nghệ việc viết tay đang có phần giảm đi đáng kể, thay vào đó sẽ được mọi người viết bằng cách gõ bàn phím. Cách sử dụng này sẽ nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.

4.3. Học mọi lúc mọi nơi

Khi bạn có sự cố gắng rèn luyện ở mọi không gian, mọi thời điểm bạn sẽ có được kết quả tốt nhất. Luyện tập khi đang làm việc nhà, nấu ăn hay khi làm bất cứ việc gì thì bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn với bảng chữ cái. Điều này sẽ giúp bạn thành công hơn.

5. Một số lưu ý khi áp dụng các phương pháp học bảng chữ cái tiếng Nhật

5.1. Luyện viết thật nhiều

Đây là cách học không yêu cầu sự thông minh, chỉ cần bạn chăm chỉ. Bên cạnh đó, bạn hãy để ý các nét chữ viết như thế nào, chính xác từng nét. Luyện chữ tiếng Nhật trong giấy ô li giúp bạn dễ dàng hiểu và viết tiếng Nhật được tốt hơn. Hàng ngày dành ra khoảng 1 tiếng chỉ để luyện chữ, bạn sẽ học thuộc hai bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana và Hiragana trong vòng từ 1 đến 2 tuần.

5.2. Phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng hình ảnh thông qua các chữ cái

Vì là chữ tượng hình nên tại sao bạn lại không phát huy trí tưởng tượng của mình thông qua các chữ cái phải không nào. Bạn nên phát huy trí tưởng tượng của mình thật phong phú, tự do để nhớ các nét chữ. Đừng cố gắng nghĩ việc học là sự ép buộc. Bạn nên tự do thỏa sức tưởng tượng, như chơi đùa với con chữ vậy.

5.3. Sử dụng Flashcard

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều flashcard tiếng Nhật. Nếu bạn là người đi làm bận rộn hoặc đơn giản là muốn học tiếng Nhật mọi lúc, mọi nơi thì những chiếc flashcard này là rất phù hợp. Dù đứng trên xe bus, ngồi chơi, chờ bạn,… thì đều có thể học dễ dàng. Nếu không muốn mua thì bạn cũng có thể lấy giấy hoặc sắm cho mình một cuốn sổ nhỏ để viết các nét chữ cái vào học hàng ngày.

5.4. Học qua video youtube

Đối với những bạn có thể tiếp thu kiến thức tốt thông qua hình ảnh và âm thanh thì việc xem video hướng dẫn cách học bảng chữ cái Katakana và Hiragana là vô cùng hiệu quả. Bạn có thể học thuộc hai bảng chữ cái này nhanh chóng trong thời gian ngắn bằng phương pháp này. Tuy nhiên, hãy kết hợp phương pháp học qua video với việc luyện viết, bạn sẽ rút ngắn thời gian học tập của mình đó.

5.5. Phương pháp học sao cho phù hợp với bản thân, thời gian, địa điểm

Dù bạn có lựa chọn phương pháp học tập nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp. Bạn có thể nghe người được điểm cao N1 dạy học nhưng có thể phương pháp họ đưa ra không phù hợp với cá nhân bạn. Bạn học không cảm thấy hiệu quả. Lời khuyên là hãy thử và đừng nản chí. Bạn sẽ tìm ra được phương pháp học tập cho bản thân mình thôi!

5.6. Liên quan đến các âm tiết

- Âm "n" - ん không có nguyên âm đi kèm, có thể được sử dụng ở cuối từ hoặc ở giữa từ. Ví dụ: じかん - 時間 - jikan - thời gian

- Nguyên âm dài: Khi bạn thấy biểu tượng: "-" phía trên nguyên âm, hãy tạo âm thanh dài. Ví dụ: さようなら - sayōnara - tạm biệt

- Phụ âm kép: Khi bạn thấy các phụ âm kép như "tt" và "kk", hãy chèn một khoảng trống nhỏ trước âm "t" hoặc "k". Đối với "chotto", hãy chèn một khoảng cách giữa "cho" và "đến." ちょっと - chotto - một chút

- Nguyên âm đôi: Có một số kết hợp khác như "kya" và "kyo." Phát âm chúng như một âm tiết, không phải hai. Ví dụ: kyōto, tōkyō

- Im lặng hoặc nguyên âm ngắn: Đôi khi các nguyên âm "i" và "u" nghe có vẻ như bị thiếu, như Desu. Nhưng phải biết đó là "su" chứ không phải "sa" hay bất kỳ nguyên âm nào khác.

- Cái tên "Yoshiko" cũng bị thiếu "i." Nó được phát âm với một trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Nhưng phải biết đó không phải là "sha" mà là "shi."

> Tiếng Nhật có mấy bảng chữ cái?

> Mẹo nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp