Khi nhắc đến việc du học về ngành truyền thông thì Hàn Quốc sẽ là cái tên đầu tiên được xướng lên bởi đây là “miền đất hứa” của lĩnh vực này. Vậy sẽ cần lưu ý gì khi du học ngành truyền thông tại Hàn?

Làm thế nào để du học Hàn Quốc thành công?

Làm thế nào để du học Hàn Quốc thành công?

Để thực hiện được giấc mơ du học Hàn Quốc, bạn sẽ có một quá trình dài nỗ lực, từ lúc chuẩn bị đến khi đặt chân tới vùng đất mơ ước. Sau đây sẽ...

1. Ngành truyền thông là gì?

Ngành truyền thông là một trong những ngành có sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển của xã hội hiện nay. Đây là một ngành học rộng lớn và đa dạng, có tính ứng dụng thực tế cao, gồm các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, phương tiện truyền thông (Media) và nghiên cứu về truyền thông.

Những điều cần lưu ý khi du học ngành truyền thông tại Hàn Quốc - Ảnh 1

Truyền thông gồm 4 mảng chính là: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, phương tiện truyền thông và nghiên cứu về truyền thông

1.1 Truyền thông báo chí

Nhắc đến truyền thông, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến ngành báo chí bởi đây là nhánh ngành có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong ngành truyền thông, tuy nhiên báo chí chỉ là một phần trong lĩnh vực này.

Nhà báo là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Nhiệm vụ đặc thù của họ là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây.

1.2 Truyền thông thực hành

Nhóm ngành truyền thông thực hành chủ yếu học ra để đi làm, trên thực tế còn được chia thêm nhiều nhóm nhỏ nữa như: Public Relations (PR) – Corporate Communication (Truyền thông doanh nghiệp, bao gồm truyền thông hướng ngoại và truyền thông nội bộ) – Non-profit Communication (Truyền thông mục đích phi lợi nhuận)

Ngành truyền thông PR (hay còn biết tới với cái tên “marketing truyền thông” - marketing communication, hoặc “chiến lược truyền thông” (strategic communication) là nhánh ngành chuyên làm việc với báo chí (khác với làm event, làm quảng cáo) tức là làm việc thực hành, giúp cho các bên hiểu nhau thông qua các chiến lược, kế hoạch truyền thông.

1.3 Phương tiện truyền thông (Media)

Đây là nhóm ngành sử dụng các công cụ máy ảnh, máy quay phim, máy tính, các thiết bị, kênh truyền thông kỹ thuật số để dựng nên các sản phẩm truyền thông. Bạn có thể hình dung các chương trình đào tạo chuyên về Media là học cách để tạo ra một bộ phim (có thể là phim tài liệu dạng báo chí hoặc là phim truyện bình thường, MV ca nhạc, TVC quảng cáo…) hoặc phát triển các đồ họa (như infographic…)

1.4 Nghiên cứu truyền thông

Đây là ngành nghiên cứu nên khác với các nhóm trên, người làm lĩnh vực này không trực tiếp tạo ra các sản phẩm truyền thông, công việc của nhóm này là quan sát các hiện tượng xã hội chịu tác động bởi ngành truyền thông, sau đó sẽ tìm kiếm các tài liệu liên quan tùy theo từng ngành (báo chí, truyền thông văn hóa, truyền thông chiến lược, truyền thông phát triển, truyền thông sức khỏe, truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông tâm lý, truyền thông nghệ thuật…) để tìm ra tất cả các lý thuyết, nghiên cứu liên quan. Sau đó, những nhà nghiên cứu truyền thông sẽ áp dụng vào cộng đồng, xã hội để tìm ra kết luận cho bài nghiên cứu của mình. Đây là một công cuộc xây dựng nền tảng cho truyền thông bằng nghiên cứu vô cùng quan trọng là nền móng cho nhóm ngành truyền thông thực hành .

2. Vì sao nên du học ngành truyền thông tại Hàn Quốc?

2.1 Đất nước phát triển bậc nhất về ngành truyền thông

Hàn Quốc hiện đang là một trong những đất nước tiên phong về công tác truyền thông. Mọi thứ cảu Hàn Quốc đều được đưa đến mọi nơi trên thế giới, từ phim ảnh, âm nhạc, thời trang,... đều được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ. Với thực tế mình chứng cho sự phát triển vượt bậc về truyền thông, Hàn Quốc là điểm đến vô cùng hứa hẹn để du học.

2.2 Điều kiện học tập tiên tiến

Là một trong những đất nước phát triển nhất Châu Á, điều kiện học tập tại Hàn Quốc rất được chú trọng. Từ cơ sở vật chất đến chất lượng giảng dạy,... Khi theo học Ngành Truyền thông ở đây các bạn sẽ không chỉ nắm bắt được những công nghệ, xu hướng mới nhất mà còn được trau dồi các phương pháp học tập nghiên cứu mang tính ứng dụng, kỹ năng thực hành nhuần nhuyễn cùng với các phương pháp phân tích, lý luận thực tế và chuyên sâu.

Những điều cần lưu ý khi du học ngành truyền thông tại Hàn Quốc - Ảnh 2

Hàn Quốc cung cấp một môi trường cho bạn thỏa sức học tập từ lý thuyết đến thực tế cho lĩnh vực truyền thông

2.3 Cơ hội việc làm khả quan tại những công ty hàng đầu

Trong thời gian học tập ở Hàn Quốc, bạn sẽ có cơ hội được tham quan tại những đài truyền hình, những tòa soạn nổi tiếng nhất đất nước như TBS, KBS, MBC, SBS, TVN, Korea Times,…Ngày nay, nhu cầu  về nguồn nhân lực cho lĩnh vực này đang ngày càng tăng cao. Bất kì doanh nghiệp nào cũng cần đến vai trò của truyền thông để tồn tại. Cùng với đó hướng phát triển của doanh nghiệp này đang ngày càng tăng lên đến một trình độ chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, bạn luôn luôn có được cơ hội việc làm khi theo đuổi lĩnh vực này.

3. Lưu ý gì khi đi du học ngành truyền thông tại Hàn Quốc

  • Điều kiện du học: Điều kiện chung để du học tại Hàn Quốc khá đơn giản: có học lực loại khá trở lên và biết tiếng Hàn. Tiếng Hàn là một trong những yếu tố bặt buộc khi bạn có dự định du học tại đất nước này. Ngoài ra, áp lực về học tập tại nơi đây cũng rất lớn, cố gắng đừng để rớt mất thứ hạng trong lớp là việc bất kỳ học sinh sinh viên nào tại Hàn đều phải đối diện hằng ngày.
  • Chi phí du học: Chi phí trung bình để du học Hàn Quốc sẽ giao động từ 10,000USD đến 30,000USD. Các chi phí sẽ bao gồm lệ phí Visa, học phí, phí sinh hoạt, các khoản chi cần thiết,... Để nắm rõ về thông tin học phí và tham khảo một số chi phí khác cho sinh hoạt, bạn nên truy cập vào website của trường học nơi bạn định du học và tham khảo thử các bài viết liên quan để có những thông tin chính xác nhất.
  • Tìm hiểu rõ về văn hóa và tác phong: Tôn trọng giờ giấc, coi trọng thứ bậc, không viết tên bằng mực đỏ, văn hóa ăn uống,... đều là những thứ bạn cần tìm hiểu trước để hòa nhập và phát triển tại Hàn quốc nói chung và trong ngành truyền thông nói riêng. Sẽ thật tệ khi sản phẩm truyền thông của bạn lại mang về kết quả xấu do không phù hợp văn hóa và tác phong của công chúng.
  • Tâm và tầm: Ngành truyền thông tức là việc đưa thông tin đến với công chúng. Bạn không thể có một kiến thức hạn hẹp để tạo ra những sản phẩm tốt, cũng cần biết giữ gìn đạo đức, trách nhiệm của bản thân để không đánh mất nhân cách mình. Cần xác định rằng lĩnh vực này là một đại dương rộng lớn, bạn cần “giữ mình” để không bị “chết chìm”. 

> Chi phí du học Hàn Quốc là bao nhiêu? 

> 8 Điều bạn cần biết về du học Hàn Quốc

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh