Xin visa du học là bước quan trọng và không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị du học của bất cứ ai. Cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu về Visa du học và những lưu ý khi xin visa du học nhé.

Những điều bạn cần biết về visa du học - Ảnh 1

Xin visa du học có khó không?

1. Visa là gì?

Visa hay còn gọi là thị thực là một loại giấy tờ xác nhận người nước ngoài được phép nhập cảnh vào một quốc gia / khu vực khác do chính phủ của quốc gia / khu vực đó phê duyệt. Visa có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia mà người nước ngoài muốn đến hoặc nộp đơn thông qua đại sứ quán / lãnh sự quán của quốc gia đó (một số công ty dịch vụ cũng hỗ trợ xin thị thực).

Có nhiều loại Visa như: visa nhập cảnh, visa xuất cảnh, visa quá cảnh được dán trên 1 trang của hộ chiếu (passport), trong đó ghi rõ thời gian người nước ngoài được phép lưu trú tại quốc gia / vùng lãnh thổ tương ứng. Công dân của hầu hết các nước ASEAN đều được miễn thị thực, ngoài ra một số quốc gia khác sẽ cấp thị thực tại chỗ hoặc miễn thị thực có điều kiện dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia.

2. Visa du học là gì?

Đối với trường hợp lưu trú dài hạn và mục đích ở lại nước sở tại là để học tập, loại visa (thị thực) bạn cần xin được gọi là visa du học. Loại visa này có thể giúp bạn nhập cảnh vào đất nước nơi bạn học tập và cũng là điều kiện để trường học công nhận bạn là một sinh viên chính thức.

Visa du học cho phép bạn ở lại đất nước nơi mà bạn học tập một khoảng thời gian đủ lâu, tương ứng với thời gian học tập của bạn. Ví dụ bạn đi du học theo hệ đại học thì thời hạn visa tối thiểu khoảng 3 – 4 năm. Sau khi hết hạn visa, bạn cần trở về Việt Nam, khi muốn quay lại học tập, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để xin visa du học lại từ đầu.

Tùy thuộc vào quốc gia / khu vực, các yêu cầu về visa du học và cách thức xin visa du học cũng sẽ khác nhau. Và tùy theo loại visa du học của mỗi quốc gia mà sẽ có những tên gọi khác nhau. Ví dụ, visa du học Mỹ sẽ được gọi là visa F1, và visa du học các nước nằm trong khu vực Schengen (Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Estonia, Slovakia, Slovenia, Latvia, …) sẽ được gọi là visa Schengen.

3. Hồ sơ xin visa du học gồm những gì?

– Giấy tờ cá nhân (Ảnh thẻ, Thẻ căn cước, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu….) (*)

– Học bạ, Bằng cấp học tập (*)

– Thư mời học từ trường (*)

– Chứng chỉ ngoại ngữ

– Thư giới thiệu (LOR) (*)

– Giấy khám sức khỏe (*)

– Giấy tờ thể hiện hoạt động cộng đồng khác (nếu có)

– Giấy tờ chứng minh tài chính (sổ tiết kiệm, sổ đỏ, hồ sơ công ty, bảng lương,…) (*)

4. Đặc điểm về visa du học một số quốc gia

Hầu hết các quốc gia có đông du học sinh du học đều cởi mở với du học sinh quốc tế. Bởi, đây cũng là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Thời gian xét visa, điều kiện visa và tỉ lệ visa có khác nhau giữa các quốc gia.

Visa Du học Canada

Bên cạnh visa theo diện chứng minh tài chính (CMTC), thời gian xét visa trung bình từ 1 tuần đến 60 ngày, và bộ hồ sơ tài chính dày cộm, thì chương trình Study Direct Stream (SDS) đẩy nhanh quá trình xử lý cho các sinh viên full-time ghi danh tại các trường Đại học và Cao đẳng tại Canada, được triển khai thí điểm tại 4 quốc gia: Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, và Philippines. Chương trình SDS có sự hỗ trợ của ngân hàng Scotiabank, giúp sinh viên sở hữu Chứng chỉ Đầu tư Đảm bảo (GIC) để đáp ứng nhu cầu tường trình tài chính khi du học theo diện trên.

Visa du học Úc

 Theo SSVF thì học sinh Việt Nam khi nộp đơn vào các trường tại Úc sẽ có hai trường hợp như sau:

– Nếu như học sinh Việt Nam du học Úc nộp đơn xin visa để học tại các trường có mức đánh giá 2 hoặc 3 thì sẽ nộp hồ sơ tài chính và cung cấp chứng chỉ IELTS/TOEFL.

– Nếu như học sinh Việt Nam du học Úc nộp đơn xin visa để học tại các trường có mức đánh giá là 1 thì sẽ không phải nộp hồ sơ tài chính và cung cấp chứng chỉ tiếng Anh như IELTS/TOEFL.

Tuy nhiên bạn cần chú ý là dù đối với các hồ sơ nằm trong level 1 khi xét hồ sơ visa Úc sẽ không yêu cầu chứng minh tài chính nhưng cơ quan lãnh sự hoặc các trường cụ thể vẫn có thể yêu cầu bạn bổ sung khi cần thiết, vì vậy bạn cũng nên chuẩn bị trước đầy đủ. Để biết thêm thông tin chi tiết mời bạn liên hệ với New Ocean để được tư vấn du học Úc ngay hôm nay bạn nhé!

Visa du học Mỹ

Xét duyệt khá nhanh: Bạn khai hồ sơ online, hẹn ngày phỏng vấn, đến phỏng vấn theo lịch hẹn, phỏng vấn trong vòng 3 đến 15 phút, sau đó kết quả sẽ được thông báo ngay lập tức và nếu việc xin visa du học Mỹ thành công thì visa được gửi về tận nhà vào hôm sau, tránh cho bạn sự chờ đợi hay lo âu.

Visa du học Hà Lan

Visa du học Hà Lan có quy trình đơn giản, nếu được một trường Đại học tại nước này chấp nhận vào học thì tỷ lệ đạt visa của bạn là 100%. Trường sẽ yêu cầu sinh viên đóng các khoản phí như: học phí, sinh hoạt phí 1 năm, bảo hiểm,..trước khi tiến hành đăng ký giấy phép cư trú tạm thời cho bạn. Trường sẽ thông báo cho bạn khi giấy phép được cấp và đến lượt bạn liên hệ với ĐSQ Hà Lan tại Hà Nội hoặc TLSQ Hà Lan tại TP HCM để xin visa du học. Đây là visa tạm thời có thời hạn tối đa 3 tháng. Khi đến Hà Lan bạn sẽ xin giấy phép cư trú dài hạn tùy theo độ dài khóa hoc. Trường đại học sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bạn xin giấy phép này.

Visa du học Anh Quốc

Visa thông thường được cấp cho sinh viên du học tại Anh là General Student Visa cho những người từ 16 tuổi. Loại visa này được cấp theo hệ thống thang điểm của Anh và bạn cần có 40 điểm để đạt tiêu chuẩn. Để được cấp visa bạn cần chứng minh đủ điều kiện tài chính cho việc du học tại quốc gia này.

Visa du học Thụy Sĩ

Thủ tục xin visa du học không quá phức tạp và chứng minh tài chính cũng không quá khắt khe nhưng thời gian xét duyệt khá lâu từ 8 -12 tuần.

5. Những điều cần lưu ý khi nộp đơn xin VISA du học

 Với tư cách là một du học sinh, nhân viên lãnh sự quán có thể sẽ hỏi về kế hoạch cụ thể của bạn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai, gia đình hoặc các mối quan hệ khác, mục tiêu học tập, điểm số, kế hoạch dài hạn và triển vọng nghề nghiệp ở nước bạn.

5.1. Cung cấp bằng chứng về khả năng quay về nước sau khi tốt nghiệp

Theo luật pháp Hoa Kỳ, những người nộp đơn xin thị thực không di dân, ví dụ như thị thực F-1 hoặc J-1, được xem là "người nhập cư có ý định" (muốn sống vĩnh viễn ở Hoa Kỳ) cho đến khi họ có thể thuyết phục viên chức lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Do đó, bạn phải chứng minh được rằng lý do của bạn để quay về "nơi cư trú ở nước ngoài" (thường là ở nước bạn) mạnh hơn lý do để ở lại Hoa Kỳ và bạn có ý định rời khỏi Hoa Kỳ ngay khi kết thúc chuyến đi của bạn.

Điều "ràng buộc" với đất nước của bạn là những điều kết nối bạn với quê hương hoặc nơi sinh sống hiện tại: công việc, gia đình, nhà hoặc căn hộ thuộc sở hữu của bạn, các tài sản bạn đầu tư, sở hữu hoặc được thừa kế v.v. Với tư cách là một du học sinh, nhân viên lãnh sự quán có thể sẽ hỏi về kế hoạch cụ thể của bạn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai, gia đình hoặc các mối quan hệ khác, mục tiêu học tập, điểm số, kế hoạch dài hạn và triển vọng nghề nghiệp ở nước bạn. Tất nhiên, mỗi tình huống của mỗi người là khác nhau và không có bất kỳ điều gì hoặc tài liệu, chứng chỉ, thư từ gì có thể đảm bảo việc cấp visa hoàn toàn chắc chắn. Nếu bạn đã nộp đơn Visa Hoa Kỳ dạng xổ số (thẻ xanh), bạn có thể được hỏi rằng bạn có ý định nhập cư hay không. Nếu bạn không có ý định nhập cư, hãy chuẩn bị để giải thích điều đó rõ ràng. Ví dụ, bạn có thể giải thích rằng mình đã nộp đơn cho xổ số vì nó có sẵn ngay tại thời điểm đó nhưng bạn không có ý định nhập cư.

Nếu bạn có người thân là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân, có thể sẽ khó khăn cho bạn trong việc chứng minh rằng bạn không phải là người có ý định nhập cư.

5.2. Tiếng anh

Buổi phỏng vấn nói chung sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh và không phải bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Một lời khuyên là bạn nên chuẩn bị phỏng vấn với viên chức lãnh sự bằng Tiếng Anh, nhưng không nên chuẩn bị trước cả một bài diễn văn! Hãy chuẩn bị tinh thần rằng​​sẽ có một cuộc trao đổi giữa bạn với nhân viên lãnh sự về kế hoạch học tập tại Hoa Kỳ, mục tiêu của bạn và sự ràng buộc của bản thân bạn với đất nước của mình. Nếu bạn đến Hoa Kỳ để học tiếng Anh chuyên sâu, hãy chuẩn bị để giải thích việc học tiếng Anh sẽ hữu ích như thế nào khi bạn trở về nước.

5.3. Trình bày quan điểm cá nhân một cách tự tin nhất

Nhân viên lãnh sự muốn phỏng vấn bạn chứ không phải gia đình bạn và họ sẽ có một ấn tượng tốt nếu bạn có thể tự mình trả lời phỏng vấn. Bình thường thì cha mẹ hoặc thành viên trong gia đình sẽ không đi cùng người nộp đơn tham gia phỏng vấn xin visa, trừ khi bạn là trẻ vị thành niên và cần bố mẹ ở đó trong trường hợp có câu hỏi cần thiết (ví dụ về tài trợ / tài chính), khi đó họ nên tìm hiểu trước với lãnh sự quán về khu vực chờ và bất kỳ quy tắc hoặc thủ tục đặc biệt bắt buộc nào khác dành cho các thành viên gia đình không nộp đơn đi cùng người xin thị thực nhưng vẫn đi cùng trong buổi phỏng vấn.

5.4. Nắm vững lộ trình học tập và có định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng

Nếu bạn không thể giải thích lý do tại sao bạn lại học chương trình bạn đã chọn tại Mỹ, bạn có thể sẽ không thành công trong việc thuyết phục viên chức lãnh sự rằng bạn thực sự có kế hoạch học tập, thay vì làm việc hoặc ở lại Hoa Kỳ. Bạn cũng có thể giải thích việc học tập tại Hoa Kỳ liên quan thế nào đến mục tiêu nghề nghiệp và triển vọng nghề nghiệp khi bạn trở về nước. Nếu bạn là một sinh viên tốt nghiệp tại Hoa Kỳ và có kế hoạch nghiên cứu sau đại học, hãy chuẩn bị để trình bày về kế hoạch nghiên cứu của bạn. Các viên chức lãnh sự có thể sẽ yêu cầu một lá thư từ giáo sư giám sát hoặc giảng viên của bạn nhằm giải thích các mục tiêu mà nghiên cứu của bạn hướng đến.

5.5. Trình bày ngắn gọn và duy trì thái độ tích cực

Bởi vì phải tiếp nhận số lượng đơn đăng ký khổng lồ, tất cả các nhân viên lãnh sự đều phải chịu áp lực thời gian đáng kể để thực hiện các cuộc phỏng vấn nhanh. Họ phải đưa ra quyết định ngay sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn và phần lớn những ấn tượng của họ về bạn chỉ trong phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn. Những gì bạn nói và ấn tượng đầu tiên bạn tạo ra rất quan trọng đối với thành công của buổi phỏng vấn. Giữ cho các câu trả lời của bạn ngắn gọn và đi vào trọng tâm, trả lời chính xác các câu hỏi của viên chức lãnh sự. Đừng tranh cãi với phỏng vấn viên. Nếu bạn bị từ chối visa du học, hãy hỏi nhân viên danh sách các tài liệu khác mà họ nghĩ rằng sẽ giúp ích nếu như bạn mang theo cho lần phỏng vấn kế tiếp để không bị từ chối, cố gắng tìm cách để họ đưa ra lý do từ chối hồ sơ của bạn nếu có thể.

5.6. Tài liệu hỗ trợ (Biết rõ lịch sử và trường hợp cụ thể của bạn)

Bạn phải giải thích rõ ràng cho nhân viên lãnh sự quán về những giấy tờ mà bạn đang trình bày và ý nghĩa của chúng. Các văn bản dài dòng thường sẽ không thể được đọc hoặc đánh giá nhanh được. Hãy nhớ rằng bạn chỉ có 2-3 phút thời gian phỏng vấn, nếu bạn may mắn. Tài liệu hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của bạn, vì vậy tốt nhất bạn nên xem lại trang web của lãnh sự quán. Tuy nhiên, có một vài tài liệu hỗ trợ phổ biến cho tất cả các sinh viên như tài liệu tài chính, thư nhập học và thư học bổng. Sinh viên nên chuẩn bị sẵn sàng tất cả các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của bản thân để có thể học tập và sinh sống tại Hoa Kỳ như học bổng, trợ cấp hoặc các lá thư khác do trường, nhà tài trợ hoặc tổ chức khác cấp. Nếu bạn là một sinh viên tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, các viên chức lãnh sự có thể sẽ yêu cầu một lá thư từ giáo sư giám sát hoặc giảng viên của bạn nhằm giải thích các mục tiêu mà nghiên cứu của bạn hướng đến. Thông tin tài chính được ghi trong Mẫu I-20 hoặc DS-2019 của bạn phải khớp với bằng chứng được cung cấp cho nhân viên lãnh sự.

5.7. Yêu cầu khác nhau đối với các quốc gia khác nhau

Các ứng viên từ các quốc gia đang gặp vấn đề kinh tế hoặc từ các quốc gia nơi có nhiều sinh viên ở lại Hoa Kỳ định cư thường gặp khó khăn hơn trong việc xin thị thực. Họ cũng sẽ có nhiều khả năng bị hỏi về cơ hội nghề nghiệp tại nước nhà sau khi tốt nghiệp tại Hoa Kỳ. Bạn nên xem lại các yêu cầu cụ thể của quốc gia mình trên trang web của lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Một số lãnh sự quán Hoa Kỳ trên toàn cầu đã thực hiện các đoạn phim YouTube để giải thích quy trình cấp thị thực cụ thể của họ. Hãy luôn kiểm tra với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ tại nơi ở của bạn để xem họ có cung cấp các đoạn phim đó hay không.

Ngoài ra, hãy chắc chắn kiểm tra trang web Visa Appointment and Processing Wait Times Visa của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để tìm hiểu thời gian trung bình để đặt lịch hẹn phỏng vấn và chờ để giải quyết hồ sơ của đại sứ quán nơi bạn nộp đơn xin Visa.

5.8. Việc làm

Mục đích chính của bạn khi đến Hoa Kỳ là học tập, không phải là tìm cơ hội làm việc trước hoặc sau khi tốt nghiệp. Mặc dù có nhiều sinh viên làm thêm trong hoặc ngoài trường trong quá trình học, một số bạn được yêu cầu phải đi thực tập để hoàn thành điều kiện tốt nghiệp. Bạn phải có khả năng giải thích rõ ràng kế hoạch trở về nước sau khi tốt nghiệp. Nếu vợ / chồng hoặc con cái của bạn cũng đang xin visa F-2 đi kèm, hãy lưu ý rằng những người phụ thuộc F-2 không thể được tuyển dụng tại Hoa Kỳ trong mọi trường hợp. Nếu được hỏi, hãy chuẩn bị để giải thích kế hoạch mà vợ / chồng của bạn dự định làm trong thời gian họ ở Hoa Kỳ. Làm việc tình nguyện trong cộng đồng và đi học bán thời gian là những hoạt động được phép đối với người mang visa F-2.

5.9. Người phụ thuộc đang ở lại nước sở tại (vợ/ chồng nhưng không cùng sang Mỹ với du học sinh)

Nếu vợ / chồng và con cái của bạn ở lại nước sở tại, hãy chuẩn bị để giải thích rằng họ sẽ hỗ trợ như thế nào khi bạn vắng mặt. Điều này có thể đặc biệt khó giải thích nếu bạn là nguồn thu nhập chính cho gia đình. Nếu nhân viên lãnh sự thấy rằng bạn có ý định hỗ trợ gia đình bằng số tiền bạn có thể kiếm được trong thời gian học tại Hoa Kỳ, đơn xin visa du học của bạn gần như chắc chắn sẽ bị từ chối. Nếu gia đình bạn quyết định tham gia với bạn sau đó, nó sẽ rất hữu ích nếu họ nộp cùng nơi bạn nộp đơn đăng ký du học, nhưng điều đó không bắt buộc nếu gia đình bạn sống ở một nơi khác.

6. Những nguyên nhân khiến bạn không thể xin VISA du học

Không hoàn chỉnh yêu cầu hồ sơ và quy trình làm visa

Giả mạo hoặc che dấu thông tin

Quá trình học không liên tục

Không đủ điều kiện tài chính

Không có động lực học rõ ràng

Và…các tỉnh thuộc diện visa khó: Những sinh viên có hộ khẩu ở các tỉnh như Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xin visa du học Úc vì lãnh sự sẽ xem xét kĩ hơn về khả năng học tập, điều kiện tài chính, động lực học tập của các bạn. Chính vì thế, sinh viên có hộ khẩu ở những tỉnh này cần có hồ sơ xin visa “đẹp”, đầy đủ để con đường nắm bắt visa du học Úc trở nên ngắn hơn.

TOP những trường đại học có kiến trúc độc đáo nhất thế giới

Tips viết kế hoạch học tập để xin visa du học

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp