Trong năm 2022, ngành giáo dục sẽ tập trung hoàn thành, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn 2045 và triển khai nhanh các công việc liên quan đến chiến lược này.

Bộ GD&ĐT trao 70 tỷ đồng cho học sinh khó khăn tại Nghệ An

Bộ GD&ĐT trao 70 tỷ đồng cho học sinh khó khăn tại Nghệ An

Bộ GD&ĐT trao 70 tỷ đồng nhằm hỗ trợ học sinh là con gia đình hộ nghèo, cận nghèo và học sinh có bố, mẹ bị tử vong do Covid-19 nhưng chưa có thiết bị...

Thông tin này được Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ GD&ĐT, diễn ra sáng 14/1.

Tại hội nghị, lãnh đạo ngành giáo dục đã nhìn nhận lại một năm qua của ngành dưới tác động của đại dịch Covid-19.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nhắc lại những khó khăn mà ngành phải đối mặt trong năm 2021 do dịch Covid-19, đồng thời chỉ ra những việc đã làm được, điều còn “đáng tiếc” của năm qua.

Theo bộ trưởng, mặc dù còn một số việc, nội dung chậm, muộn, nhìn tổng thể, ngành giáo dục đã đương đầu với thách thức, bền bỉ ứng phó với dịch bệnh và đã làm được nhiều việc. Đặc biệt trong khó khăn, hơn 1,5 triệu nhà giáo đã thể hiện tinh thần năng động, sáng tạo, trách nhiệm, đã hành động vì nghề và học sinh.

Từ những việc đã làm được và những việc chưa làm được của năm qua, bộ trưởng cho rằng bài học kinh nghiệm rút ra là phải đặc biệt lưu ý tới thực tiễn, bám sát thực tiễn.

Thời gian qua, nhiều việc đã được chỉ đạo và thực hiện sát với thực tiễn rồi nhưng cần phải tăng cường hơn nữa. Ngoài ra, ngành cần gia tăng tính hành động trong công việc. Bộ trưởng lưu ý tới việc tăng cường phân cấp và tính kế hoạch để chủ động trong năm 2022.

Nhiệm vụ lớn trong năm 2022 của ngành Giáo Dục Việt Nam - Ảnh 1

COVID-19 đã để lại nhiều tác động tiêu cực cho ngành Giáo Dục

Nhấn mạnh tới các nhiệm vụ lớn của năm 2022, tư lệnh ngành giáo dục cho hay trước hết, toàn ngành tiếp tục triển khai nhiệm vụ có tính thời sự là chống dịch Covid-19, hạn chế tối thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục và đào tạo. Trong đó, ngành sớm hoàn thành chiến lược ứng phó toàn diện với dịch bệnh của ngành.

Trước thực tế khoảng 70.000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường do dịch bệnh, bộ trưởng đề nghị các đại học, cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập, tăng cường bù đắp chất lượng giáo dục đại học, sau đại học cho sinh viên, học viên.

Trong năm 2022, ngành giáo dục cũng sẽ tập trung hoàn thành, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn 2045 và triển khai nhanh các công việc liên quan đến chiến lược này.

Đồng thời, ngành tiếp tục hoàn thiện, ban hành các văn bản quản lý điều hành, trong đó lưu ý những văn bản khắc phục hạn chế, điểm yếu do tác động của dịch bệnh.

Đối với giáo dục phổ thông, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm 2022, 2023 được xác định 2 năm trọng yếu trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, ngành cần phải nhìn thấy hết thách thức đặt ra về nguồn lực, điều kiện thực hiện để có phương án khắc phục và triển khai.

Ngoài ra, kỳ thi THPT và triển khai tự chủ đại học cũng được bộ trưởng nhìn nhận còn nhiều thách thức, cần phải có các giải pháp, hành động ráo riết hơn.

Một số nhiệm vụ trọng tâm khác như tăng cường chuyển đổi số, công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng yếu thế, tăng cường các thiết chế văn hóa trong hệ thống giáo dục và đào tạo… cũng được ông Nguyễn Kim Sơn lưu ý thực hiện trong năm 2022.

Sinh viên trở lại học trực tiếp, làm thế nào để đảm bảo an toàn COVID-19?

Tình hình kiểm tra cuối kỳ 1 trực tuyến của học sinh tiểu học tại TP.HCM

Theo ZING News