Chưa tính tiền ăn, đưa đón, sách giáo khoa, học phí các trường quốc tế bậc tiểu học, trung học lên tới 500-752 triệu mỗi năm.

Tuyển sinh Đại học 2022: 90% chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ

Tuyển sinh Đại học 2022: 90% chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ

Việc các trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển bên cạnh xét kết quả thi tốt nghiệp THPT khiến nhiều thí sinh vùng nông thôn lo lắng vì thiệt thòi hơn so với các...

1. Học phí năm nay tăng cao hơn năm trước

TP HCM có hơn 20 trường dạy chương trình song ngữ hoặc chương trình của Anh, Mỹ, Canada, Australia, thường được gọi là trường quốc tế. Hiện các trường này đang lên kế hoạch tuyển sinh năm học mới.

Ngoài chương trình dạy, học phí là thông tin được nhiều phụ huynh quan tâm. Đây là khoản tiền lớn nhất, chiếm 70-80% chi phí học tập tại các trường quốc tế.

Năm nay, học phí của phần lớn trường quốc tế tăng 15-40 triệu/năm so với năm trước, chỉ một số trường giữ nguyên. Với các trường đã công bố tuyển sinh, học phí bậc mầm non ở mức trung bình 100-300 triệu đồng/năm; tiểu học 150-500 triệu đồng/năm; trung học 200-700 triệu đồng.

Thông thường, học phí được đóng theo năm hoặc chia làm 2-4 đợt. Các trường thường ưu đãi giảm 5-10% cho trẻ thứ hai trong gia đình theo học tại trường.

Dưới đây là học phí chương trình quốc tế năm học 2022-2023 của các trường đã công bố, được làm tròn hàng triệu đồng (dấu "-" là những bậc học chưa có trong chương trình đào tạo).

Học phí trường quốc tế ở khu vực TPHCM cao nhất hơn 750 triệu đồng - Ảnh 1

Học phí trường quốc tế ở khu vực TPHCM cao nhất hơn 750 triệu đồng - Ảnh 2

Học phí chương trình quốc tế năm học 2022-2023 của các trường đã công bố

Tùy trường, học phí trên có thể gồm một trong các khoản: sách giáo khoa, văn phòng phẩm, đồng phục, các khoản bảo hiểm, sinh hoạt ngoại khóa, chăm sóc ngoài giờ.

2. Các chi phí ngoài học phí

Quy trình tuyển sinh các trường quốc tế thường trải qua nhiều bước: tư vấn, ghi danh, kiểm tra đầu vào, nhập học; mỗi bước thường kèm theo những khoản phí khác nhau.

Phí đăng ký tuyển sinh dao động 1-5 triệu, được trả khi phụ huynh nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh. Phí này thường không hoàn lại.

Phí giữ chỗ (hoặc phí đặt cọc, nhập học) thường 20-50 triệu đồng, được thanh toán để giữ chỗ cho học sinh. Khoản tiền này được đóng một lần, có thể được hoàn lại nếu phụ huynh thông báo dừng học trước thời hạn do trường quy định.

Phí kiểm tra đầu vào 1-5 triệu đồng, được đóng một lần trước khi học sinh thực hiện bài kiểm tra năng lực.

Phí cơ sở vật chất 8-10 triệu đồng, đóng hàng năm, áp dụng cho tất cả học sinh và không hoàn lại trong mọi trường hợp.

Sau khi theo học ở trường, tùy nhu cầu học tập, sinh hoạt, ăn uống, phụ huynh sẽ đóng phí ăn, xe đưa đón khác nhau. Tiền ăn dao động 15-40 triệu đồng, tùy bậc học và số lượng bữa ăn. Phí đưa đón thường ở mức 20-35 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, nếu các khoản đồng phục, chi phí sinh hoạt ngoại khóa, sách giáo khoa... chưa được tính trong học phí, phụ huynh phải chi thêm 10-20 triệu/năm, tùy trường.

TP HCM có hơn 2.300 trường, trong đó khoảng 1.300 trường công lập, hơn 1.000 ngoài công lập.

Ở khối ngoài công lập, khoảng 900 trường mầm non, hơn 100 trường liên cấp, dạy từ tiểu học đến THPT theo chương trình giáo dục phổ thông và hơn 20 trường quốc tế.

Tổng học phí, phí bán trú hoặc nội trú các trường ngoài công lập ở mức 3-10 triệu đồng/tháng, tùy bậc học. Gộp chung các phí khác, trung bình mỗi phụ huynh đóng khoảng 30-100 triệu đồng cho năm học kéo dài 9 tháng.

> TP HCM dự kiến tăng học phí cấp THCS

> Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trường tư thục tại TP HCM

Theo VnExpress