Nhiều trường đại học công lập chuyển sang cơ chế tự chủ nên chính sách học phí tăng mạnh so với trước đó. Vậy học phí của các trường này như thế nào?

> Học phí đại học trong những năm tới sẽ ra sao?

Học phí cao gấp 2 - 2,5 lần so với mức trần

Trong năm học 2020 - 2021 này, các trường đại học công tự chủ thực hiện thu học phí trong khoảng 20,5 - 50,5 triệu đồng/năm, cao gấp 2 - 2,5 lần so với mức trần học phí chương trình tương đương tại trường chưa tự chủ.

Trường ngoài công lập được tự quyết định mức thu học phí

Theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức thu học phí.

Mới đây, dù được rút lại ngay sau khi công bố nhưng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của Bộ GD-ĐT, một lần nữa đề cập đến khung học phí cho các trường tự đảm bảo chi thường xuyên.

> Giữ nguyên mức học phí đến hết năm học 2021-2022

Theo dự thảo này, học phí trường tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư dự kiến tối đa gấp 2 - 2,5 lần trần học phí trường chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Cụ thể, theo tờ trình này, trần học phí trường chưa tự chủ năm học 2021 - 2022 từ 12 - 24,5 triệu đồng/năm. Như vậy, dự kiến trần học phí trường tự chủ khối ngành cao nhất tối đa 49 đến trên 61 triệu đồng/năm.

mức trần học phí đại học tự chủ

Quy định mức trần học phí đại học tự chủ

Tự chủ nhưng không phải thu bao nhiêu cũng được

Ngoài 23 trường Đại học được phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, nhiều trường khác đã và đang xây dựng lộ trình chuyển sang tự chủ trong một vài năm tới. Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ có thêm 3 trường thành viên chính thức tự chủ vào năm 2021 gồm: Bách khoa, Công nghệ thông tin và Kinh tế - Luật. Trong khi đó, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng dự kiến thực hiện tự chủ vào năm 2022.

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhìn nhận: “Trường tự chủ vẫn thu học phí theo quy định mức tối đa. Mức tối đa này là cần thiết để người học biết được mức thu học phí, đảm bảo sự rõ ràng về mặt tài chính”. Đồng quan điểm này, phó hiệu trưởng một trường đại học khác ý kiến: “Ý nghĩa quan trọng nhất của quy định trần học phí này là để xã hội biết dù tự chủ nhưng không phải thu học phí bao nhiêu cũng được”.

học phí đại học tự chủ

Mức học phí của các trường đại học tự chủ không phải thu bao nhiêu cũng được

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM là một trong số 23 trường được thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng trường này cho biết, học phí của trường được xây dựng căn cứ theo Nghị định 86. Hiện trường đã hoàn thiện xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá dịch vụ đào tạo theo Thông tư 14/2019 của Bộ GD-ĐT quy định phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo áp dụng trong lĩnh vực đào tạo. Theo đó, giá dịch vụ đào tạo được xác định theo công thức gồm chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao, hao mòn tài sản cố định và chi phí quỹ khác.

“Định mức kinh tế - kỹ thuật này trường xây dựng bám sát và dưới mức trần trong Nghị định 86. học phí các ngành của trường từ khi tự chủ chưa quá 1,5 lần so với trường chưa tự chủ theo nghị định này, trong khi nghị định cho phép tối đa 2 - 3 lần tùy khối ngành”, hiệu trưởng này cho hay.

Theo ông Hoàn, mức trần học phí tối đa quy định cho các trường tự chủ như Nghị định 86 là phù hợp. “Sự phù hợp này không chỉ về giá thành đào tạo một sinh viên mà còn với điều kiện của số đông người học hiện nay. Đó là mức thu vừa phải để người khó khăn vẫn có thể theo học”, ông Hoàn nói.

Còn GS-TS Nguyễn Thị Cành, Trường Đại học Kinh tế - Luật, bình luận: “Khó có thể khẳng định có hợp lý hay không khi học phí trường tự chủ tối đa gấp 2 - 2,5 lần trường chưa tự chủ”. Lý giải nhận định này, theo GS Cành, học phí cao hay thấp còn phụ thuộc vào chi phí đầu tư và kết quả chất lượng đầu ra cũng như tỷ lệ nguồn tài trợ cho trường công tự chủ.

“Nếu cần chất lượng đầu ra tốt, trường phải tăng chi đầu tư trên một sinh viên và nếu nguồn thu tài trợ từ ngân sách nhà nước bị cắt giảm, học phí đảm bảo cho mức hòa vốn của trường sẽ phải cao”, GS Cành nói.

Tự chủ đại học: Ý kiến của lãnh đạo các trường thế nào?

Tự chủ đại học: Ý kiến của lãnh đạo các trường thế nào?

Theo lãnh đạo nhiều trường, tự chủ đại học phải đi liền với trách nhiệm giải trình, đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo và đầu ra cho sinh viên.

Theo Thanh niên