Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM, GS Sử Đình Thành chia sẻ lý do vì sao trường đổi tên thành Đại học UEH cùng lộ tình tái cấu trúc của nhà trường.

Đại học Kinh tế TP HCM và  đề án tái cấu trúc trường giai đoạn 2021 - 2025

Đại học Kinh tế TP HCM và đề án tái cấu trúc trường giai đoạn 2021 - 2025

Trong đề án tái cấu trúc trường giai đoạn năm 2021 - 2025, trường Đại học Kinh tế TP.HCM sẽ có một số thay đổi mới, như thành lập 3 trường thành viên.

1. Về tên gọi Đại học UEH

Để phù hợp với định hướng một đại học đa ngành, lãnh đạo ĐH Kinh tế TP.HCM quyết định đổi tên trường thành ĐH UEH. Nhà trường đã tổ chức cuộc họp mang tính chất như "hội nghị Diên Hồng của ĐH Kinh tế TP.HCM" để bàn về định hướng phát triển, tái cấu trúc, tên gọi mới nhận được sự thống nhất cao với hơn 95% giảng viên, viên chức, người lao động đồng thuận.

GS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM chia sẻ về quyết định chọn tên UEH vì đây vốn là tên gọi quen thuộc của nhà trường trong 45 năm qua và đã trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường.

GS Sử Đình Thành:

GS Sử Đình Thành (phải) hiện đang là hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Thương hiệu UEH được nhà trường sử dụng trong hoạt động hợp tác về nghiên cứu, chương trình trao đổi, chuyển tiếp giảng viên, sinh viên UEH, và được biết đến và tin tưởng của hơn 125 đối tác giáo dục quốc tế. Đây cũng là tên gọi thân thương của hơn 1.600 viên chức, cựu viên chức, người lao động qua các thời kỳ, hơn 30.000 người học và hơn 200.000 cựu sinh viên khi nghĩ và nói về trường. Bên cạnh đó, UEH còn là tên miền hệ thống website của trường, với hơn 2 triệu lượt truy cập bình quân mỗi năm.

Hiện nay, tài khoản email cá nhân của các thầy cô, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, tài khoản đăng ký tại các kho dữ liệu khoa học, gắn liền với các thành tựu công bố quốc tế cá nhân cũng đang có đuôi UEH.

"Tên gọi ĐH UEH sẽ là một tên riêng với nhiều ý nghĩa đặc biệt và là lựa chọn tốt để phát huy các giá trị truyền thống kết nối với tương lai, giúp nhà trường tiếp tục phát triển thương hiệu đã có”, GS Sử Đình Thành nói.

2. Về đề án tái cấu trúc trường

"Việc tái cấu trúc đã được trường ấp ủ từ lâu. Đề án tái cấu trúc nhà trường đã được báo cáo trước cán bộ, viên chức và được Đảng ủy, Hội đồng trường thông qua. Trên cơ sở đó, nhà trường bắt đầu triển khai đề án này", GS Nguyễn Đông Phong chia sẻ.

Lý giải quyết định tái cấu trúc, tiến lên một đại học đa ngành trong lĩnh vực kinh tế, GS Phong cho biết trong tương lai, một trường đại học đơn ngành không thể nào phát triển bền vững. Trong nghiên cứu khoa học, tiếp cận giải quyết các vấn đề xã hội hoặc tham gia các bảng xếp hạng trên thế giới, một trường đại học đa ngành cũng có lợi thế hơn. Đặc biệt, với người học, họ mong muốn học tập tại một trường đa ngành.

Về việc thành lập trường thành viên thuộc trường đại học cũng phù hợp với quy định tại Nghị định 99 của Chính phủ, cho phép các trường được tái cấu trúc, hình thành đại học. Cụ thể, trường thành viên được thành lập trong đại học có tối thiểu 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo từ trình độ đại học trở lên, trong đó có ít nhất 3 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, ít nhất 1 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ. Mỗi trường cần quy mô đào tạo từ 2.000 người học trở lên.

GS Sử Đình Thành:

Đại học Kinh tế TP.HCM dự kiến thành lập 3 trường thành viên vào 27/10

Trường thành viên ĐH Kinh tế TP.HCM được thành lập trên cơ sở hợp nhất các khoa cùng lĩnh vực. Trường Kinh doanh UEH được tạo nên từ các khoa: Kinh doanh, Marketing, Quản trị chuỗi cung ứng, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Du lịch - Khách sạn.

Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH được tạo nên từ các khoa: Kinh tế và hành vi, Tài chính công, Quản lý nhà nước, Pháp luật, Môi trường, Chính sách nông nghiệp và Sức khoẻ.

Trường Công nghệ và thiết kế UEH hình thành từ các lĩnh vực gồm: Toán - Thống kê, Hệ thống thông tin kinh tế, Công nghệ - Máy tính, Đổi mới sáng tạo, Kiến trúc - Quy hoạch thông minh, Thiết kế đa phương tiện.

GS Sử Đình Thành:

GS-TS Nguyễn Đông Phong công bố thông tin tái cấu trúc Trường ĐH Kinh tế TP HCM

Trong số này, việc thành lập trường Công nghệ và Thiết kế UEH là quyết định táo bạo của ĐH Kinh tế TP.HCM. Đây là những ngành được trường quan tâm và đầu tư, được dự đoán rất cần thiết, phát triển trong tương lai. Ba trường thành viên này sẽ được ra mắt vào ngày 27/10, đúng dịp kỷ niệm 45 năm thành lập ĐH Kinh tế TP.HCM.

Tiếp đó, cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023, trường sẽ thành lập trường Quốc tế trên cơ sở sở Viện Đào tạo quốc tế ISB. Năm 2025, ĐH Kinh tế TP.HCM tiếp tục nâng cấp phân hiệu Vĩnh Long thành một trường đại học của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Song song với quá trình này, ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ trình đề án thành lập ĐH UEH lên các cấp có thẩm quyền và Thủ tướng phê duyệt.

ĐH Kinh tế TP.HCM đã có những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, các ngành đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức nhân sự, tài chính của trường thành viên. Tinh thần chung là hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học sẽ phân cấp tối đa, nhưng tài chính vẫn tập trung ở ĐH Kinh tế TP.HCM. Việc cấp bằng tốt nghiệp vẫn do ĐH Kinh tế TP.HCM thực hiện.

TS Bùi Quang Hùng, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Từ tháng 11, nhà trường bắt đầu vận hành theo mô hình trường trong trường đại học. Đội ngũ nhân lực, nhân sự và quy mô tuyển sinh sẽ không thay đổi nhiều trong những năm đầu”.

PGS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng phòng Đào tạo, thông tin thêm các hoạt động tuyển sinh, đặc biệt là phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh, sẽ không thay đổi trong thời gian tới. Năm tới, một số ngành mới sẽ được bổ sung vào danh mục mã ngành đào tạo của trường.

Theo ZING News