Những kiến thức quan trọng thường có trong đề thi môn Vật Lý cần ghi nhớ

1. Dao động cơ: ( Chiếm 18-20% điểm): Dao động cơ chiếm khoảng 9 đến 10 câu trong đề thi các năm và chủ yếu dưới dạng bài tập như: bài toán thời gian - quãng đường trong dao động, sử dụng hệ thức độc lập, các dạng bài tập con lắc lò xo; con lắc đơn ảnh hưởng bởi lực quán tính, tổng hợp dao động điều hòa (tính năng lượng dao động thông qua phương trình tổng hợp).

Ví chiếm số lượng lớn câu hỏi trong đề thi nên Dao động cơ được khai thác bởi những câu hỏi phân bổ ở cả 3 mức độ dễ - trung bình - khó.
Trong đó, có khoảng 1 đến 2 câu hỏi cực khó, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

2. Sóng cơ: ( chiếm 10-14% điểm): Sóng cơ chiếm khoảng 5 đến 7 câu trong đề thi các năm và chủ yếu dưới dạng bài tập. Đến năm 2013 và 2014, Sóng cơ được ra hoàn toàn dưới dạng bài tập. Sóng cơ là một phần hay và có thể khai thác được rất nhiều dạng bài toán mới lạ.

Sóng cơ được khai thác ba mảng kiến thức chính là Tính chất đặc trưng của quá trình truyền sóng, Giao thoa sóng, Sóng dừng - Sóng âm. Câu hỏi ở phần này ở cả ba mức độdễ - trung bình - khó. Đặc biệt, trong đề thi năm 2014, có hai câu hỏi cực khó: một câu hỏi lạ đánh giá khả năng liên hệ nhạc lý (câu 44 đề thi môn Vật lí) và một câu cực khó đánh giá khả năng biến đổi toán từ công thức Vật lí.

3. Dòng điện xoay chiều ( chiếm 20-24% điểm): Điện xoay chiều chiếm số câu hỏi nhiều nhất trong đề thi, dao động từ 10 đến 12 câu. Hai năm gần đây, Điện xoay chiều chỉ được ra dưới dạng bài tập.

Điện xoay chiều là một trong những phần kiến thức tương đối khó bởi vì bài tập tương đối dài, nhiều dữ kiện, các dữ kiện liên quan chặt chẽ với nhau. Để làm tốt điện xoay chiều đòi hỏi học sinh phải hội tụ được nhiều yếu tố: tư duy, trí nhớ tốt và đặc biệt là khả năng giải toán nhanh nhẹn.  Những mảng kiến thức chính trong đề thi bao gồm: mạch điện xoay chiều chỉ có một phần tử, mạch điện RLC tổng quát, tính toán liên quan đến công suất và hệ số công suất, bài toán cực trị tổng hợp và bài toán về máy biến áp - truyền tải điện năng.

Cái khó nói chung trong Điện xoay chiềuthường là đề bài dài và các dữ kiện có liên quan chặt chẽ với nhau, chỉ cần không hiểu được một dữ kiện mà đề bài cho khai thác ở điểm nào thì thật khó có thể làm được bài toán đó. Ngay cả những câu hỏi lí thuyết thuộc phần này cũng đòi hỏi tư duy và khả năng suy luận logic.

4. Dao động và sóng điện từ  ( chiếm 8-10% điểm): 5 năm gần đây, Dao động và sóng điện từthường được ra chủ yếu dưới dạng bài tập. Với nhiều học sinh, Dao động và sóng điện từ thường không quá khó. Học sinh chỉ cần nhớ công thức và tính toán cẩn thận là có thể làm đúng.

Nhưng điểm cần lưu ý của chương này đó là thuyết điện từ của Mắc-xoen đã được đưa vào phần giảm tải.

5. Sóng ánh sáng ( chiếm 10-14% điểm) : Sóng ánh sáng thường chiếm khoảng 5 đến 7 câu hỏi trong đề thi dưới cả hai dạng bài tập và lý thuyết. Với đề năm 2014, Sóng ánh sáng có đến 5 câu lý thuyết.  Sóng ánh sáng được đánh giá là nội dung kiến thức rất dễ trong đề thi. Đề bài chỉ yêu cầu học sinh nhớ lý thuyết là có thể làm đúng mà không cần phải tư duy nhiều.

Học sinh cần lưu ý học kỹ lí thuyết phần này, đọc kĩ đề bài, tránh đề mất điểm ở những câu hỏi rất dễ này.

6. Lượng tử ánh sáng ( chiếm 10-12% điểm): Lượng tử ánh sáng chiếm khoảng từ 5 đến 6 câu trong đề thi.

Lượng tử ánh sáng được đánh giá là nội dung kiến thức dễ trong đề thi. Nội dung thi tập trung vào các nhóm bài tập về: hiện tượng quang điện ngoài, công thức Anh-xtanh, và phổ nguyên tử Hidro.

Trong 2 năm gần đây, đề thi đã có sự kết hợp với nội dung kiến thức lớp 11 để khai thác đặc điểm của nội dung chương này. Vì thế các em học sinh cần lưu ý ôn luyện lại kiến thức lớp 10, 11, tránh bị mất điểm 1 câu phần này.

7. Hạt nhân nguyên tử ( chiếm 10-18% điểm) : Hạt nhân nguyên tử thường chiếm 6-7 câu trong đề thi gồm cả lí thuyết và bài tập. Hạt nhân nguyên tử là một chương ở mức độtrung bình - khó.  Nội dung thi tập trung vào các nhóm bài tập năng lượng và phóng xạ (đặc biệt là nhóm bài toán 2 thời điểm). Ngoài ra còn mở rộng ở tính khối lượng và vận tốc tương đối.

Cái khó của chương này chính là việc học sinh không nắm vững kiến thức tính toán hàm mũ và logarit nên khi đối mặt với bài tập phóng xạ thường bị lúng túng.

8. Từ vi mô đến vĩ mô ( chiếm 4%): Từ năm 2011, nội dung chương trình này được đựa vào phần giảm tải không thi.

Một số đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý năm 2015

Đề 1.

Đề thi & đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý năm 2015

Đề 2

Đề thi và đáp án đề thi THPT môn Vật Lý năm 2015

Đề 3

 

Đề 4

Đề thi & đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý năm 2015

Đề 4

Đề thi & đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý năm 2015

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý năm 2015

Đáp án đề 1

Đề thi & đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý năm 2015

Đáp án đề 2

Đề thi & đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý năm 2015

Đáp án đề 3

Đề thi & đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý năm 2015

Đáp án đề 4

Đề thi & đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý năm 2015

Đáp án đề 5

Đề thi & đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý năm 2015