Sự kiện: Giáo Dục, Tuyển Sinh

Tin liên quan:

tu_chu_dai_hoc_tuyen_sinh_2012

Cơ chế lạc hậu trói buộc trường ĐH

Minh họa: tuyển sinh 2012 có còn những lạc hậu trói buộc?


Phó Giáo sư Đinh Văn Phong –Trưởng phòng KH&CN (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, các trường đại học bị cơ chế quản lý lạc hậu trói buộc.

 

Phát biểu tại hội thảo Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo diễn ra chiều 14 - 12, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Phó Giáo sư Đinh Văn Phong – Trưởng phòng KH&CN cho rằng, hiện số lượng và loại hình các trường đại học, cao đẳng, trường công lập, dân lập, tư thục trường quốc tế, liên kết… đang mở rộng ở Việt Nam. Trong khi đó, cơ chế quản lý nhà nước không còn phù hợp với hệ thống phát triển nhanh, phức tạp và đa dạng hiện nay.

 

Ông Phong nhận định, đến nay, chúng ta chưa có chiến lược phát triển cho hệ thống giáo dục đại học đáp ứng được sự phát triển của đất nước, các giải pháp phát triển đề xuất thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả và có nguy cơ dẫn đến tụt hậu nặng nề và nếu có phát triển sẽ rất khó kiểm soát. Vì thế, cho nên, các trường đại học bị trói buộc bởi cơ chế quản lý lạc hậu, không có điều kiện phát huy tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm dẫn đến trì trệ.

 

Cũng theo ông Phong, việc thiếu định hướng của nhà nước khiến các trường lúng túng trong việc xây dựng chiến lược phát triển. Hơn nữa, tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật… còn thiếu thốn, gây khó khăn trong quản lý và điều hành, dẫn đến môi trường đào tạo không đảm bảo chuẩn mực, kém thu hút. Từ đó dẫn đến chảy máu chất xám, không đảm bảo hiệu quả các nguồn đầu tư, đồng thời, thiếu năng lực cạnh tranh, không đảm bảo hiệu quả các nguồn đầu tư.

 

“Dù nhà nước đã có những nỗ lực trong đổi mới quản lý như ban hành những điều luật, nghị quyết, đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục, tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn” – Ông Phong nhận định.

 

Từ đó, ông Phong cho rằng, cần thiết phải có một cơ chế quản lý bình đẳng, khuyến khích tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển bền vững. Tự chủ đại học chính là phương tiện đi trên con đường hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tự chịu trách nhiệm quyết định sự tồn tại và phát triển của một trường đại học trong cơ chế tự chủ.

 

Theo ông Phong, nên để các trường tự chủ về học thuật, ngành học và chương trình đào tạo, tiêu chuẩn học thuật và chất ượng, phương thức tuyển sinh, tự chủ về tài chính, trong đó đáng chú ý là tự chủ về quy mô đào tạo, học phí, tự chủ về tổ chức và cán bộ. Đồng thời, trường cũng tự chịu trách nhiệm trước nhà nước, xã hội về chất lượng dịch vụ đào tạo, danh tiếng, thương hiệu của nhà trường.

 

Từ thực tế mô hình đào tạo của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Phó giáo sư Hoàng Minh Sơn – Trưởng phòng đào tạo cho rằng, tự chủ đại học là chìa khóa cho đổi mới quản lý đại học.

 

Theo thầy Sơn, tự chủ và tự chịu trách nhiệm phát huy tối đa nội lực của các cơ sở đào tạo, kết hợp với môi trường cạnh tranh lành mạnh, sự phân cấp quyền tự chủ cho các trường sẽ phát huy tối đa sức mạnh tổng thể của cả hệ thống, tạo nền tảng và động lực để toàn bộ hệ thống tự đổi mới.

 

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng, sắp tới sẽ thiết kế một khung luật mà những trường làm ăn đứng đắn, nghiêm túc, chú ý đến uy tín của mình, đặt mục tiêu hướng đến việc phát triển lâu dài, vì lợi ích cùa cộng đồng, xã hội thì cảm thấy tự do hoàn toàn, không bị ràng buộc. Đối với những trường làm ăn xộc xệch, lừa lọc, gian dối thì có những biện pháp thích hợp.

 

"Chuyển từ cơ chế quản lý xin cho sang việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển lành mạnh.... Thực hiện sự phân cấp từng bước một nhưng triệt để. Khi được cho tự chủ chương trình đào tạo mà anh làm nghiêm túc thì cho làm chủ tiếp, trường nào vi phạm thì phải thu lại" - Bộ trưởng Luận cho biết.

 

Nhiều đại biểu tham dự hội thảo cũng đặt ra những vấn đề như việc chồng chéo bằng cấp ở hệ đào tạo đại học và sau đại học ở Việt Nam, việc phân chia bằng cấp còn lẫn lộn giữa bằng học vị và bằng chức danh.

 

Ngoài ra, vấn đề tạo lập trường đại học mang tầm vóc quốc tế của Việt Nam cũng được các đại biểu quan tâm.

 

Có đại biểu cho rằng, sau thất bại của việc liên kết xây các trường mang tiêu chuẩn quốc tế, nên chăng bồi dưỡng, nâng cấp để một trường trọng điểm hiện có của Việt Nam trở thành trường đủ tiêu chuẩn quốc tế.


Tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, trường quốc tế

Kenhtuyensinh (tienphong)


Bài: Cơ chế lạc hậu trói buộc trường ĐH