Cha mẹ luôn mong muốn điều tốt nhất đối với con. Tuy nhiên con cũng cần một khoảng trời riêng để phát triển, học cách tự đưa ra quyết định. Còn nếu cha mẹ can thiệp quá nhiều, trẻ sẽ dễ mắc phải những hậu quả đáng tiếc.

TOP 5 điều cha mẹ cần chú ý để tránh hủy hoại cuộc đời trẻ

TOP 5 điều cha mẹ cần chú ý để tránh hủy hoại cuộc đời trẻ

“Dạy con từ thuở còn thơ” là châm ngôn bao đời. Vậy thế nhưng cha mẹ cần chú ý điều gì để nuôi dạy trẻ được toàn diện, không phá hủy cuộc đời con. 

1. Những tác hại không ngờ của việc cha mẹ can thiệp quá nhiều vào quyết định của con trẻ

Việc cha mẹ kiểm soát con cái không hẳn là điều xấu, giúp bé phát triển theo hướng tốt và tránh nhiễm phải các thói hư, tệ nạn trong xã hội. Nhưng, nếu quản lý con cái một cách quá mức, không tiết chế, không tạo cho bé không gian riêng sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường sau:

1.1 Trẻ trở nên nhút nhát, thiếu tự tin

Sống với bố mẹ kiểm soát quá mức sẽ xây dựng nên tính cách nhút nhút, e ngại ở trẻ. Nguyên nhân là vì con chưa bao giờ chủ động đưa ra các quyết định, lựa chọn trong suốt quá trình trưởng thành.

Từ đây, khi tham gia vào các cuộc thảo luận, họp nhóm, trẻ chỉ biết nghe và làm theo chỉ dẫn từ bạn bè mà không hề có bất cứ ý kiến hay dám nói lên chủ ý của bản thân.
Ngoài ra, việc dạy dỗ con theo cách này còn vô tình làm cho trẻ sống dựa dẫm và phụ thuộc vào bố mẹ, mặc dù đã trưởng thành. Khi gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, trẻ không biết phải làm thế nào để vượt qua.

Can thiệp quá nhiều vào quyết định của con trẻ sẽ gây ra điều gì? - Ảnh 1

Việc quản lý con quá mức sẽ khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, nhút nhát

1.2 Ỷ lại vào bố mẹ, thiếu kỹ năng xã hội

Bên cạnh nâng cao, trao dồi kiến thức thì trẻ cũng cần trang bị thêm về các kỹ năng xã hội. Các nhà tâm lý học cho biết, kỹ năng xã hội thường được hình thành từ cách ứng xử, mối quan hệ trong gia đình và trường học.
Ở những trẻ có đầy đủ các kỹ năng sẽ biết cách thể hiện năng lực, kiểm soát tốt các vấn đề trong cuộc sống, công việc và mở rộng mối quan hệ hơn… Tuy nhiên, việc cha mẹ kiểm soát con cái quá mức lại vô tình khiến trẻ thiếu đi các kỹ năng cần thiết khi bước vào xã hội.

1.3 Khó tạo dựng và duy trì mối quan hệ xã hội

Trẻ bị cha mẹ kiểm soát quá mức thường không được phép giao du, kết bạn và đi chơi với bạn bè. Hơn nữa, trẻ còn bị bố mẹ la nắng nếu kết bạn một cách tùy tiện, chưa hỏi ý kiến người lớn.

Đối với những cha mẹ kiểm soát con cái khắt khe, họ thường ép con chơi với những bạn bè có thành tích học tập tốt để có thể tiến bộ hơn. Thực tế, việc làm này của bố mẹ sẽ hoàn toàn đúng đối với trẻ còn quá nhỏ.
Nhưng khi con bước vào tuổi trưởng thành, trẻ có thể trở nên nhút nhát, không dám kết bạn và khó duy trì mối quan hệ, khiến cuộc sống và công việc gặp nhiều khó khăn.

Can thiệp quá nhiều vào quyết định của con trẻ sẽ gây ra điều gì? - Ảnh 2

Trẻ không có bạn bè do bố mẹ kiểm soát quá mức

1.4 Nổi loạn, bất đồng và khó dạy hơn

Một tác hại khôn lường của việc bố mẹ kiểm soát con quá mức nữa là con trở nên nổi loạn và khó dạy bảo hơn. Khi con cái bất động, có những hành vi hỗn láo, bố mẹ thường quy chụp là do trẻ hư hỏng và càng siết chặt, quản lý nhiều hơn.

1.5 Dễ mắc các vấn đề về tâm lý

Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức có thể gây ra những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, bé có thể gặp các vấn đề tâm lý như: rối loạn âu, stress, tự ngược đãi bản thân, trầm cảm…

Ở tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu ý thức sâu về những hành vi và lời nói của bố mẹ. Khi đối mặt với sự kìm kẹp, kiểm soát trong thời gian dài, tâm lý của bé sẽ bị “méo mó”, lời nói và hành động trái ngược với những gì đang suy nghĩ.

1.6 Khó thành công trong tương lai

Ngoài những ảnh hưởng ngắn hạn, việc cha mẹ muốn kiểm soát con cái quá mức cũng phải đối mặt với nhiều tác hại không hề nhỏ sau này. Với tính cách nhút nhát, sợ người lạ, thiếu tự ti, sống phụ thuộc và thiếu kỹ năng xã hội sẽ khiến bé rất khó đạt được thành công trong cuộc sống, cho dù năng lực vượt trội hơn người khác.

Can thiệp quá nhiều vào quyết định của con trẻ sẽ gây ra điều gì? - Ảnh 3

Ngoài những ảnh hưởng ngắn hạn, việc cha mẹ muốn kiểm soát con cái quá mức cũng phải đối mặt với nhiều tác hại không hề nhỏ sau này

2. Khi nào cha mẹ nên can thiệp chuyện của con

Lúc nào thì cha mẹ nên can thiệp vào chuyện của con trẻ, cần ứng phó ra sao và lúc nào nên suy nghĩ cặn kẽ hơn? Những vấn đề đó quả không dễ có lời giải đáp đối với nhiều bậc phụ huynh.
Các tình huống thường gặp sau đây cùng những lời khuyên từ các nhà tâm lý giáo dục có thể giúp bạn định hướng phần nào.

2.1 Khi trẻ có quá nhiều bài tập về nhà

• Lúc nào nên can thiệp?

Chỉ can thiệp khi bạn đã nắm rõ tình hình học tập của trẻ. Trẻ có sử dụng hợp lý quỹ thời gian cho việc học? Trẻ không phí phạm thời gian chơi với chú chó cưng ở nhà? Trẻ tập trung học tập chứ không mơ màng nhìn trời nhìn đất? Nếu mọi việc đúng như thế, bạn có thể hẹn gặp giáo viên của trẻ.

• Ứng phó ra sao?

Trước khi gặp giáo viên, hãy rà soát lại tiến độ học hành của con, xem con hoàn thành bài tập ra sao cũng như gặp phải những khó khăn gì. Bạn càng tỏ ra hiểu rõ vấn đề, giáo viên càng dễ tiếp thu đề nghị của bạn.

• Lúc nào nên xem xét lại?

Nếu bạn có thể giúp trẻ hệ thống lại bài vở hiệu quả và giảm bớt căng thẳng, có thể bạn không cần thảo luận với giáo viên.

2.2 Khi trẻ bị người lớn khiển trách

• Lúc nào nên can thiệp?

Nếu sự khiển trách nhằm giữ cho con bạn được an toàn, chẳng hạn như khi con bạn leo ngược lên cầu trượt, hãy để người ấy nói.

• Ứng phó ra sao?

Nếu sự khiển trách đó đúng, hãy biểu hiện sự đồng tình. Ngăn cản của cha mẹ chỉ làm trẻ hiểu lầm và có khuynh hướng tái phạm khi bạn vắng mặt.

• Lúc nào nên xem xét lại?

Nếu lời khiển trách quá đáng, bạn cũng nên lịch sự cảm ơn và dẫn con ra nơi khác.

Can thiệp quá nhiều vào quyết định của con trẻ sẽ gây ra điều gì? - Ảnh 4

Tùy trường hợp mà cha mẹ nên quyết định cho trẻ tự quyết hoặc có sự can thiệp đúng đắn

2.3 Khi trẻ bị bắt nạt ở sân chơi

• Lúc nào nên can thiệp?

Đừng vội can thiệp ngay trừ phi thấy trẻ có thể không được an toàn. Theo dõi sát nhưng hãy để con có dịp tự mình ứng phó.

• Ứng phó ra sao?

Dạy con những cách đáp lễ, chẳng hạn như khi bị giành đồ chơi, trẻ sẽ đáp trả với giọng điệu hài hước nhưng không kém phần kiên quyết: “Tôi không còn là trẻ con nữa nhưng dù sao cảm ơn đã hỏi nhé!”. Trẻ cũng có thể mạnh miệng hơn: “Nghỉ chơi thôi!” rồi bỏ đi.

• Lúc nào nên xem xét lại?

Nếu trẻ tiếp tục bị bắt nạt và đe dọa, hãy can thiệp và dẫn con đi nơi khác. Ngoài ra, nếu sự việc xảy ra trong trường, hãy nhờ giáo viên lưu tâm giải quyết.

2.4 Khi trẻ nghĩ mình đáng ra được điểm cao hơn

• Lúc nào nên can thiệp?

Nếu tin tưởng những luận điểm của con là hợp lý, hãy liên lạc với giáo viên và xin phép cho trẻ được tham gia thảo luận.

• Ứng phó ra sao?

Cho phép con gặp giáo viên để trình bày thắc mắc vì sao bị điểm thấp. Được thầy cô giải thích, lần sau trẻ sẽ làm bài khá hơn. Ngoài ra, hãy giúp con hệ thống lại các ý kiến để trẻ có thể thuyết phục vì sao mình không đồng ý cùng thầy cô với một thái độ mang tính xây dựng tích cực.

• Lúc nào nên xem xét lại?

Nếu con bạn có khuynh hướng hiểu sai đề bài hoặc ghi sai lời hướng dẫn, bạn cần tìm hiểu đầu đuôi để tránh kết luận vội vã. Có thể giáo viên cho đề bài về chủ đề cá voi xanh nhưng trẻ lại viết về những loài động vật có vú sống ở biển có kích thước nhỏ hơn, trẻ nhận điểm kém là hợp lý.

2.5 Khi trẻ gặp huấn luyện viên nghiêm khắc

• Lúc nào nên can thiệp?

Phụ huynh chỉ nên can thiệp khi trẻ quá lo âu và mất tinh thần. Nên nhớ đôi khi yêu thương nhưng nghiêm khắc cũng hữu ích cho trẻ. Ngoài ra trong rèn luyện thể thao, chính huấn luyện viên là người hiểu rõ nhu cầu và khả năng của trẻ nhất. Hơn nữa, đôi lúc trẻ cũng cần lời động viên của người khác ngoài cha mẹ.

• Ứng phó ra sao?

Hãy tỏ ra nhún nhường và tránh thái độ chỉ trích. Trao đổi với huấn luyện viên để biết thêm về khả năng tập luyện của con, đồng thời chia sẻ để huấn luyện viên hiểu thêm về tính nết của trẻ.

• Lúc nào nên xem xét lại?

Nếu thái độ cứng rắn của huấn luyện viên chỉ làm bạn phật lòng trong khi con bạn vẫn tập tành tiến bộ, hãy kiên nhẫn ngồi xem và ủng hộ trẻ.

Can thiệp quá nhiều vào quyết định của con trẻ sẽ gây ra điều gì? - Ảnh 5

Nên nhớ đôi khi yêu thương nhưng nghiêm khắc cũng hữu ích cho trẻ

2.6 Khi trẻ nhiễm những lời không hay từ bạn bè

• Lúc nào nên can thiệp?

Đừng can thiệp. Không đáng phí công truy cứu xem ba mẹ người bạn đó là ai, tại sao lại để con cái hư hỏng như thế.

• Ứng phó ra sao?

Không truy cứu cội nguồn không có nghĩa là bạn dung túng thói hư đó. Khi trẻ buông ra những lời “khó nghe” ấy ở nhà, hãy giải thích ngay cho trẻ biết nói như thế sẽ làm những người xung quanh cảm giác khó chịu ra sao.

• Lúc nào nên xem xét lại?

Nếu con tiếp tục nhiễm nặng thói hư đó, đã đến lúc cần lưu ý cha mẹ bạn của trẻ để kịp thời uốn nắn con cái lại. Nếu việc này không hiệu quả, bạn phải tính đến chuyện bảo vệ con cái, tránh cảnh “gần mực thì đen”.

> Khi nào nên trao quyền quyết định cho trẻ?

> TOP 10 điều cha mẹ nên làm để con trẻ được hạnh phúc

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp