Khi trẻ bắt đầu lớn lên, tò mò về mọi thứ xung quanh thì trẻ thường đặt ra những câu hỏi ngây ngô nhất khiến cha mẹ phải đau đầu. Vậy làm sao để ứng phó với một vạn câu hỏi ấy của trẻ?

Phương pháp dạy con được bật mí bởi chuyên gia từ Đại học Harvard

Phương pháp dạy con được bật mí bởi chuyên gia từ Đại học Harvard

Tức giận, buồn bã hay thất vọng không phải là những cảm xúc chỉ có ở người lớn. Tuy nhiên, chúng ta có thể dạy trẻ cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực.

1. Làm gì khi con hỏi tại sao?

Hầu như ba mẹ nào cũng sẽ phải đối mặt với một giai đoạn trẻ hay hỏi nhiều, và câu hỏi mà ba mẹ nghe nhiều nhất chắc chắn là những câu hỏi vì sao. Những câu hỏi “tại sao?” của trẻ cũng tương tự như câu trả lời “không”. Đó là cách trẻ chứng tỏ mình đã có những suy nghĩ độc lập và bớt phụ thuộc vào ba mẹ. Đồng thời trẻ con hay hỏi cũng là dấu hiệu tốt cho thấy bé rất hoạt bát và ham học hỏi.

Một số trẻ bắt đầu chuỗi thắc mắc “tại sao?” từ khi được 2 tuổi trong khi những trẻ khác thường đặt câu hỏi tại sao muộn hơn. Trẻ đang rất tò mò về thế giới xung quanh mình và luôn muốn khám phá vì vậy con liên tục đặt những câu hỏi vì sao với bố mẹ và những người thân của con. Thêm vào đó, nhận thức về “nguyên nhân - kết quả” cũng bắt đầu phát triển và trẻ biết rằng mọi chuyện đều có lý do đằng sau.

Cách ứng xử với một vạn câu hỏi vì sao của trẻ - Ảnh 1

Cách ứng xử với một vạn câu hỏi vì sao của trẻ

2. Vậy ba mẹ nên làm gì trước những tràng câu hỏi dài bất tận của trẻ? 

Ba mẹ mới đầu sẽ có thể chưa quen và cảm thấy hơi phiền toái, tuy nhiên Arkki khuyến khích ba mẹ có thể dành thời gian cho trẻ. 

Ba mẹ có thể bắt đầu từ tìm hiểu lý do đằng sau những hành động thường bị gắn mác là “nghịch ngợm”, “tò mò quá” kia, chắc hẳn ba mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên vì sự thông minh và sáng tạo của trẻ. Dĩ nhiên để trẻ chịu bộc bạch lý do, đôi khi ba mẹ cần phải cùng đóng vai thành các nhân vật bạn yêu thích, thể hiện sự tò mò với chính vấn đề trẻ đang quan tâm. Từ đó, trẻ có sự tin tưởng ba mẹ sẽ ủng hộ và không quát mắng thì chúng mới tự tin tâm sự được chứ!!

Vậy là, thay vì nóng giận vì những câu hỏi “vô cùng hiển nhiên hay thậm chí đi ngược lại chân lý” của trẻ, ba mẹ sẽ có được sự thấu hiểu và gần gũi hơn, tạo một môi trường tuyệt vời giúp trẻ phát triển sự tò mò và tư duy. Rất nhiều phát hiện khoa học đã bắt nguồn từ những câu hỏi tưởng chừng ngây ngô, kỳ lạ, đi ngược lại những suy nghĩ và kiến thức của nhân loại đấy!!! 

Ba mẹ hãy cùng con tìm hiểu những vấn đề ấy, vừa giúp trẻ cảm thấy được động viên vừa rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ, một tính cách quý giá và là tiền đề cho sự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo; vừa giúp con học phương pháp tìm hiểu và tự trả lời những thắc mắc của mình.

Như vậy, “nghịch ngợm” hay không chỉ là sự đánh giá chủ quan từ góc nhìn của ba mẹ. Cách hành xử của ba mẹ cũng sẽ rất khác nếu có sự đánh giá đó. Một khi nhìn hành động của trẻ qua lăng kính khám phá và cảm thông, ba mẹ sẽ trở nên từ tốn và rộng lượng với con hơn.

Có một câu chuyện Arkki muốn kể thêm cho ba mẹ: trước khi cất tiếng la mắng con, hãy cân nhắc kết quả một thí nghiệm kỳ diệu sau: “Một chậu cây nếu bị doạ nạt, mắng chửi, chê bai, chỉ trong 1 tháng cây đã bị héo úa. Ngược lại, một chậu cây nhận được lời khen ngợi và sự yêu thương mỗi ngày sẽ luôn xanh tốt.*” Hãy gieo hạt giống tích cực và hạnh phúc cho trẻ để nuôi dưỡng những đứa trẻ thành công, ba mẹ nhé!!! Trẻ con luôn ngoan theo cách của chúng. 

> Lợi ích của việc thường xuyên nói lời yêu thương con

> Cho bé tập bơi lúc mấy tuổi là hiệu quả nhất?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp