Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyên thí sinh bình tĩnh khắc phục các vấn đề khi nộp lệ phí trực tuyến theo hướng dẫn, các lỗi như bị trừ tiền được xử lý sau ngày 31/8. Bên cạnh đó, mới đây, ngày 26.8, ông Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, cho biết tỷ lệ thí sinh ảo trong xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm nay sẽ thấp, không giống như năm ngoái.

Bộ Giáo dục lên tiếng về lỗi nộp lệ phí xét tuyển đại học - Ảnh 1

Bộ Giáo dục nói gì về vấn đề lỗi khi nộp phí xét tuyển đại học ?

Bà Đặng Thị Oanh, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết đến khoảng 17h30 ngày 26/8, có hơn 159.000 thí sinh đã nộp lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến thành công. Dù có khoảng 620.000 thí sinh nhập nguyện vọng, chỉ hơn 420.000 em có nguyện vọng xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT phải đóng lệ phí. Bộ Giáo dục và Đào tạo không thu lệ phí với các nguyện vọng xét tuyển sớm.

"Hiện tại đã có hơn 130.000 thí sinh đã thanh toán thành công, các em còn thời gian khoảng 5 ngày để thanh toán nên đừng quá lo lắng. Với tần suất hiện tại, có hơn 5.000 thí sinh thanh toán thành công trong 1 giờ nên hệ thống vẫn đang làm việc hiệu quả. Nếu đến ngày 31-8 các em vẫn chưa thanh toán được, hệ thống vẫn tiếp tục mở để các em có thể thanh toán hết" - bà Oanh lưu ý.

Trước những trục trặc khi nộp lệ phí xét tuyển đại học do thí sinh phản ánh như không thể thanh toán, mạng lag, bà Oanh khuyên thí sinh nên bình tĩnh và thực hiện lại theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bà lấy ví dụ có thí sinh chia sẻ 0h đêm vào hệ thống vẫn bị lag. Trường hợp này có thể do khi đó hệ thống mở chức năng thanh toán cho các tỉnh, thành mới khiến lượng thí sinh truy cập đông hoặc do đường truyền Internet của thí sinh không tốt.

Với trường hợp thí sinh thấy thanh toán thành công, bị trừ tiền trong tài khoản nhưng hệ thống không ghi nhận, sau đó thanh toán tiếp và bị trừ tiền lần thứ hai, các em sẽ được hoàn tiền sau ngày 31/8 khi các ngân hàng trung gian đối soát xong.

Theo bà Oanh, lỗi này không chỉ khi nộp lệ phí xét tuyển đại học mà với các giao dịch ngân hàng bình thường cũng có thể gặp. Tuy nhiên, do số lượng giao dịch từ thí sinh cùng một lúc lớn, các ngân hàng cần nhiều thời gian hơn để đối soát.

Có nhiều thí sinh ở một số tỉnh, thành chưa đến thời gian quy định nộp lệ phí nhưng đã lỡ nhấn thanh toán và được báo thành công. Với trường hợp này, bà Oanh khẳng định như vậy là đã hoàn thành.

"Chúng tôi đã tính toán số lượng thí sinh, phân luồng các tỉnh, thành thanh toán theo sáu mốc thời gian. Tuy nhiên khi có ít em truy cập, hệ thống sẽ mở sớm các tỉnh, thành phía sau để thí sinh vào sớm vẫn có thể thanh toán", bà Oanh chia sẻ.

Đại diện Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định sau ngày 31/8, nếu vẫn còn thí sinh gặp trục trặc và chưa thể thanh toán, Bộ sẽ có thông báo hỗ trợ như tiếp tục mở hệ thống để các em được đảm bảo quyền lợi.

Năm nay, khoảng 620.000 thí sinh xét tuyển đại học. Đây là năm đầu tiên thí sinh đăng ký nguyện vọng trực tuyến sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT và cũng là lần đầu ngành giáo dục tổ chức thanh toán lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến. So với thông báo ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hai lần điều chỉnh lịch đăng ký theo hướng phân luồng ngày càng rõ hơn nhằm tránh quá tải.

Đối mặt với tình hình đó, Thúy Vi (trú huyện Lục Yên, Yên Bái) lo lắng hơn một ngày khi nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến, bị trừ tiền trong tài khoản nhưng hệ thống vẫn thông báo chưa nộp.

Là thí sinh thuộc tỉnh phải nộp lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến đầu tiên (từ 24/8 đến 17h ngày 26/8), Thúy Vi thực hiện ngay vào sáng 24/8, đề phòng rủi ro về mặt kỹ thuật khi thời gian thanh toán từ 10 ngày được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh xuống còn ba ngày do phân luồng theo tỉnh, thành.

Đã đọc kỹ các hướng dẫn, Vi đăng nhập hệ thống và làm từng bước. Đăng ký bảy nguyện vọng bằng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vào các trường khối Sư phạm và Luật, tổng số tiền nữ sinh phải nộp là 140.000 đồng. Em chọn nộp qua ngân hàng BIDV do đã có tài khoản.

Lần đầu thực hiện, hệ thống báo lỗi không thanh toán được. Chờ một lúc, Vi làm lại lần nữa. Ngân hàng lần này thông báo đã nộp thành công, tài khoản cùng lúc bị trừ tiền nên Vi chắc mẩm "đã xong". Thế nhưng, khi em đăng nhập lại hệ thống để kiểm tra, màn hình hiện dòng trạng thái màu vàng "Đã ghi nhận NV - NV chưa được thanh toán" (NV là nguyện vọng).

Xét tuyển đại học năm 2022: Bộ GD-ĐT nói 'tỷ lệ thí sinh ảo sẽ thấp'

Ông Nghệ đưa ra nhận xét trên trong hội nghị tập huấn nghiệp vụ xử lý nguyện vọng đăng ký xét tuyển trình độ đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm 2022 do Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) tổ chức tại Đà Nẵng (ngày 25-29.8). Hơn 350 đại biểu của gần 80 trường ĐH, CĐ trên cả nước tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu được tập huấn, giới thiệu hệ thống cơ sở dữ liệu thí sinh, hướng dẫn tải danh sách trúng tuyển lên hệ thống lọc ảo và thảo luận các nội dung liên quan đến phần mềm xét tuyển, lọc ảo, kinh nghiệm triển khai tại các đơn vị trường học.

Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết trong quá trình “chạy” thực tế, một số vấn đề liên quan đến phần mềm tuyển sinh sẽ được Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel tiếp tục hoàn thiện yếu tố kỹ thuật ở mức “tốt nhất có thể”.

“Năm nay, để chuẩn bị tốt cho công tác tuyển sinh thì quy chế xét tuyển có nhiều điểm thay đổi về kỹ thuật với nhiều điểm được điều chỉnh tích cực. Điều này góp phần tạo thuận lợi cho các đơn vị đào tạo, tạo công bằng cho các thí sinh, ở các bước đăng ký xét tuyển vào ĐH, đăng ký các nguyện vọng, các phương thức, tổ hợp...”, ông Nghệ nói.

Về con số hơn 600.000 thí sinh nhập nguyện vọng trên tổng số gần 950.000 thí sinh có ý định đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT, ông Nghệ cho biết hệ thống đăng nhập không có bất kỳ điểm ách tắc nào và dù Bộ GD-ĐT đã linh động mở chức năng đăng ký xét tuyển đến hết 17 giờ ngày 23.8 nhưng con số đăng nhập không tăng thêm là bao.

“Như vậy, có hơn 300.000 thí sinh đã quyết định không nhập nguyện vọng lên hệ thống. Nhiều ý kiến cho rằng con số thí sinh đăng ký xét tuyển không nhập nguyện vọng là điều bất thường. Tuy nhiên, chúng tôi xác định đây là nhóm thí sinh chủ động không đăng ký với nhiều lý do như không đủ điều kiện, hoặc thí sinh còn có lựa chọn khác, có nguyện vọng khác ở ngoài nước, tham gia vào thị trường lao động, chọn giáo dục hướng nghiệp… Vì vậy, tỷ lệ thí sinh ảo sẽ thấp chứ không như năm ngoái”, ông Nghệ nói.

Từ ngày mai 27.8, các đại biểu tham gia hội nghị sẽ tiếp tục thực hiện xét tuyển và lọc ảo toàn quốc với cơ sở dữ liệu giả lập, thực hành chức năng phần mềm trên hệ thống thi tuyển sinh.

Các thông tin được giả lập gồm ngưỡng đảm bảo chất lượng, bổ sung tiêu chí phụ, nhập điểm năng khiếu, điểm khuyến khích, điểm chứng chỉ ngoại ngữ, điểm tiêu chí phụ ngoại ngữ (nếu có), thí sinh tuyển thẳng, thí sinh trúng tuyển xét kết quả học tập trung học phổ thông đã xác nhận nhập học...

Bộ GD-ĐT cũng giả lập ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo sư phạm trình độ ĐH, trình độ CĐ và các ngành đào tạo trình độ ĐH thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề. Các góp ý, vướng mắc trong quá trình thực hành xét tuyển sẽ được đề xuất để đại diện kỹ thuật của Tập đoàn Viettel kịp thời xử lý, giải quyết.

Điểm chuẩn trong các ngành của Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ tăng năm 2022

Quyết liệt triển khai chiến lược tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh tại Nghệ An

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp