Dự thảo bằng tốt nghiệp ĐH do Bộ GD&ĐT tổ chức vừa đưa ra nhiều điểm mới, trong đó quyết định không ghi xếp loại và hình thức đào tạo dấy lên nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Vậy nên bỏ hay không?

 > Trường Đại học Y Dược sẽ đổi tên?

 > Cử nhân giấu bằng đại học làm việc phổ thông. Nguyên nhân do đâu?

“Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng ở trình độ đào tạo tương ứng”. Tại Điều 38 về văn bằng giáo dục đại học trong Luật sửa đổi, bổ sung.

Theo những gì được trích trong Luật Giáo dục đại học, sự phân biệt về bằng cấp và hình thức dào tạo đã được rút ngắn hoàn toàn. Dù bạn đang theo học ở các hệ đào tạo vừa học vừa làm hay đào tạo từ xa vẫn được cấp văn bằng có giá trị tương đương với hệ đào tạo đại học chính quy như các sinh viên khác. 

Cụ thể, dự thảo này nêu rõ, nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục ĐH:

1. Tiêu đề: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM;

2. Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ);

3. Tên cơ sở giáo dục cấp văn bằng;

4. Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng;

5. Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng;

6. Quốc tịch của người được cấp văn bằng;

7. Ngành đào tạo;

8. Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng;

9. Họ, chữ đệm, tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định;

10. Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng

Nhưng với dự kiến loại bỏ xếp loại và hình thức đào tạo của Bộ GD&ĐT lên bằng tốt nghiệp đại học đã có nhiều ý kiến trái chiều từ sinh viên, nhà trường đến các nhà tuyển dụng. 

Bằng tốt nghiệp ĐH-Liệu bỏ xếp loại và hình thức đào tạo có ổn? - Ảnh 1 

Có nên loại bỏ thông tin về xếp loại và hình thức đào tạo trên bằng tốt nghiệp?

Câu chuyện về khoảng cách giữa các hình thức đào tạo

Giáo dục ở Việt Nam đang cố gắng bước theo các nước phát triển trên thế giới. Ở một số trường đại học, các loại hình dạy học được thực hành nhiều hơn, không còn quá sách vở như trước. Theo GS .TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp cho biết việc thay đổi này phù hợp với xu thế trên thế giới. Vì các trường đại học ở các nước tiên tiến phương Tây từ lâu đã không còn quá quan trọng đến kết quả xếp loại và hình thức đào tạo của sinh viên trên bằng tốt nghiệp.

Tuy nhiên, việc áp dụng những những điểm mới này vào Việt Nam còn phải xem xét nhiều khía cạnh. Dựa vào thực tiễn, chất lượng giảng dạy và đào tạo ở các trường đại học thật sự có đồng đều để có quyết định bằng tốt nghiệp có giá trị tương đương hay không.

Thực tế cho thấy, dù cùng một chương trình đạo tạo, cùng giáo viên, cùng có cơ sở vật chất để học tập tương đương thì giữa người học ở các loại hình khác nhau vẫn có sự khác nhau về khâu tuyển sinh, khâu đánh giá và các quy định yêu cầu đáp ứng chuẩn "đầu ra".   

“Nếu thực sự chúng ta muốn coi trọng hai bằng cấp này tương đương thì phải siết chặt các công đoạn, các quy trình từ khâu tuyển sinh cho đến khâu đào tạo và đến khâu đánh giá” – GS Chứ khẳng định. Ông cho biết thêm:

"Bây giờ, khi các loại văn bằng đại học có giá trị như nhau thì chắc sẽ có nhiều người sẽ "đủ chuẩn" để tuyển dụng và bổ nhiệm chức vụ nhằm đảm nhận nhiều công việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Dù vẫn biết, khi mọi cơ sở pháp lý đã có hiệu lực thì các văn bằng này có giá trị như nhau nhưng có lẽ khoảng cách về trình độ của các loại hình đào tạo này vẫn còn xa nhau nhiều lắm".

PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho rằng chỉ cần dựa vào thời gian học tập, đầu vào, điều kiện học tập giữa hệ đào tạo chính quy và hình thức vừa học vừa làm hay đào tạo từ xa đã có một khoảng cách rất lớn, trong một thời gian ngắn khó mà san bằng được. Vì vậy việc không ghi hình thức đào tạo là chưa thuyết phục. 

Luật có quy định về bằng cấp rằng dù học theo hình thức đào tạo nào: chính quy, vừa làm vừa học, từ xa có giá trị như nhau. Điều này khuyến khích người dân nâng cao dân trí, lan tỏa thông điệp ai ai cũng có thể theo đuổi sự học suốt đời. Không còn phân biệt đối xử trong đẳng cấp, trong chuyện học. Vậy nên theo cơ bản, chất lượng đào tạo của các hình thức cần tương đương.

Nhưng thông tư cần hướng đến thực tiễn, cần giúp mọi người dễ dàng hơn trong công tác, không gây khó khăn cho nhà tuyển dụng khi không biết trong vàng thau lân lộn, đâu là thau đâu là vàng.

Cần giữ lại kết quả xếp loại trên bằng tốt nghiệp

Thông thường các đơn vị tuyển dụng cán bộ thì phân biệt thì ngoài bằng tốt nghiệp ra thì sẽ có bảng điểm, trong bảng điểm sẽ có thông tin chi tiết về khóa học, ngành học và hình thức đào tạo. Các doanh nhiệp muốn kiểm tra xem học theo hình thức gì thì có thể kiểm tra kèm cùng với bảng điểm tốt nghiệp.

Việc không ghi kết quả xét tốt nghiệp có thể dẫn đến hiện tượng cào bằng, người học dễ mất động lực để phấn đấu có kết quả tốt hơn. Tuy điểm số không thể phản ánh chính xác hoàn toàn trình độ của người học nhưng vẫn cho thấy một phần để có được đánh giá, nhận xét chung về người đó. Chỉ ít, nhà tuyển dụng có thể phân biệt giữa người học siêng năng nghiêm túc và người học hành chểnh mảng, lười biếng.   

“Với thực tế ở Việt Nam hiện nay và 5 năm tới vẫn còn nhiều trường đại học tổ chức đào tạo chạy theo lợi nhuận, người học chỉ cần bằng cấp mà không coi trọng kiến thức thì xã hội cũng khó có thể coi trọng hai bằng cấp của hai hệ đào tạo khác nhau là chính quy và tại chức có chất lượng tương đương” – GS Chứ nhấn mạnh.

Để làm được điều này, GS TRần Văn Chứ cho biết điều quan trọng để rút ngắn khoảng cách này là các trường đại học phải có trách nhiệm hơn, không đào tạo dàn trải; không nên tuyển sinh bằng mọi giá để đủ chỉ tiêu, số lượng mà phải có sự chọn lọc.

PGS.TS Lê Hữu Lập có đồng quan điểm với việc vẫn nên giữ kết quả xếp loại và hình thức đào tạo với thực tế giáo dục Việt nam hiện nay, việc này sẽ giúp các nhà tuyển dụng có đánh giá chung về ứng viên, dễ dàng trong sơ tuyển. Khía cạnh khác còn giúp người học nỗ lực để có kết quả tốt nhất ghi trên tấm bằng đại học khi phải miệt mài nhiều năm tháng mới có.

Ông cho biết thêm: "Với trình độ thạc sỹ và tiến sỹ trong quy định không có đánh giá khá giỏi và chỉ có một hình thức đào tạo là chính quy thì trên bằng không ghi kết quả và hình thức".

Theo Dân Trí