Khi trẻ đối diện với nỗi sợ hãi, cha mẹ nên là người đồng hành cùng trẻ, giúp trẻ bình tĩnh và cùng trẻ giải quyết vấn đề. Hạn chế nói những lời gây tổn thương cho trẻ.

Cách giúp trẻ làm quen với việc học trực tiếp sau thời gian dài học online

Cách giúp trẻ làm quen với việc học trực tiếp sau thời gian dài học online

Sau một thời gian dài học online do dịch COVID-19, cha mẹ nên cho trẻ thời gian để trẻ tự điều chỉnh, qua đó giúp trẻ thích nghi và làm quen lại với việc học...

Đó không phải vấn đề lớn: Cụm từ này làm giảm cảm xúc của trẻ và cha mẹ nên tránh trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Bạn có thể nghĩ câu đó không có vấn đề gì, nhưng có thể gây ra sự khó chịu với trẻ. Điều duy nhất mà trẻ hiểu là cảm xúc của mình không có giá trị và chúng không được phép bộc lộ. Điều này, trong tương lai, có thể gây cho con những vấn đề nghiêm trọng về tình cảm.

Đừng sợ hãi: Nhiều cha mẹ muốn con hết cảm thấy sợ hãi, nhưng lại trấn an bằng cách "ép" không trải nghiệm cảm giác đó. Bạn phải nhớ rằng sợ hãi là cảm xúc bản năng cảnh báo chúng ta về nguy hiểm. Mặc dù trẻ em có thể học cách kiểm soát nó theo thời gian, đó không phải thứ chúng có thể dừng lại chỉ bởi một yêu cầu.

Con sợ hãi giống như con gái thế: Có phải sợ hãi chỉ là cảm xúc của con gái? Dĩ nhiên là không. Đó là cảm xúc mà mỗi con người đều có quyền được cảm nhận. Dù có tức giận đến đâu, bạn cũng đừng bao giờ nói câu này với con.

6 lời phụ huynh cần tránh để trẻ vượt qua nỗi sợ  - Ảnh 1

Cha mẹ cần hỗ trợ trẻ vượt qua những cảm xúc tiêu cực

Nhắm mắt lại và ngủ tiếp: Mặc dù trẻ phải tự đối mặt nỗi sợ hãi của mình, ban đầu, chúng cần được giúp đỡ. Do đó, nếu trẻ gặp ác mộng và sợ hãi, cha mẹ hãy ôm và nói chuyện với con một lúc. Điều đó sẽ giúp trẻ nghĩ về điều gì đó khác, chúng được an ủi, cảm thấy tốt và thoải mái hơn.

Con thật hèn nhát: Cha mẹ đừng chế giễu con vì chúng sợ hãi điều gì đó. Không ai thích bị cười vì nguyên nhân như vậy. Những gì đứa trẻ cần là cha mẹ xác nhận cảm xúc của chúng, hiểu và ở bên cạnh con. Vì vậy, phụ huynh nên giúp trẻ phát triển các chiến lược đối phó với nỗi sợ hãi thay vì cố gắng che giấu nó.

Mẹ, bố sẽ bực mình nếu con cứ tiếp tục như thế này: Đe dọa trẻ em là không tốt và cũng không nên trong mọi tình huống. Trên thực tế, khi đối mặt nỗi sợ hãi, cụm từ này không giúp trẻ can đảm hơn mà ngược lại. Bạn khiến con hiểu rằng sợ hãi là cảm xúc tồi tệ và chúng nên xấu hổ khi cảm thấy như vậy, hoặc tệ hơn là cha mẹ xấu hổ về cảm giác đó của chúng.

> Làm thế nào để nâng cao tinh thần thể thao cho trẻ?

> 6 cách giúp trẻ sử dụng Internet lành mạnh, an toàn

Theo ZING News