Phân Hiệu Đại Học Huế tại Quảng Trị

HU-QTC
(Hue University - Quang Tri Campus)
Thành lập năm: 2004
Tỉnh thành:Quảng Trị
Địa chỉ:Đường Điện Biên Phủ - Phường Đông Lương – TP Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị

Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC HUẾ TẠI QUẢNG TRỊ

1. Quá trình hình thành và phát triển

1.1. Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị là một đơn vị thành viên của Đại học Huế, đựơc hình thành trên cơ sở các văn bản, quyết định và các sự kiện sau:

 Từ năm 2003, theo nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị đã thảo luận thống nhất với Đại học Huế về việc xây dựng và phát triển giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh;

 Ngày 23/3/2004, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 55/TB-VPCP về việc đồng ý cho Đại học Huế mở cơ sở đào tạo tại tỉnh Quảng Trị;

Căn cứ vào Công văn số 2363/TCCB của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ngày 27/4/2004 về việc giao nhiệm vụ thành lập cơ sở đào tạo của Đại học Huế tại tỉnh Quảng Trị, ngày 28/3/2005, Giám đốc Đại học Huế đã có Quyết định số 198/QĐ-ĐHH-TCNS về việc thành lập Văn phòng đại diện ĐHH tại Quảng Trị và Quyết định số 199/QĐ-ĐHH-TCNS về việc bổ nhiệm Trưởng Văn phòng đại diện để xúc tiến các thủ tục hành chính về đất đai, cơ sở vật chất với tỉnh Quảng Trị và tổ chức điều hành, quản lý các ngành đào tạo tại Quảng Trị.

Tháng 9/2005, Đại học Huế đã chiêu sinh khóa đầu với 03 ngành học (ngành Công tác xã hội, ngành Sư phạm kỹ thuật cộng nghiệp, ngành Y tế công cộng) và tổ chức khai giảng ngày 23 tháng 9 năm 2005.

Ngày 8/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn đồng ý việc Bộ GD&ĐT tổ chức đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHH tại Quảng Trị (CV số 6463/VPCP-KG).

Ngày 3/5/2006, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT đã ký quyết định thành lập Phân hiệu ĐHH tại tỉnh Quảng Trị (số 2155/QĐ-BGD&ĐT).

2. Sứ mệnh của Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị là đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học có phẩm chất chính trị và đạo đức tư cách tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo, có sức khỏe để đáp ứng yêu câu công việc, phục vụ tốt sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và khu vực.

Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị tổ chức tuyển sinh và đào tạo các ngành kỹ thuật, công nghệ (chưa được tổ chức đào tạo tại các trường Đại học thành viên của Đại học Huế, có điều kiện tổ chức đào tạo tại Quảng Trị) với định hướng phát triển thành Trường Đại học Kỹ thuật, trực thuộc Đại học Huế trong tương lai.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nhân lực, nhưng được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đại học Huế cùng với sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ quan,trong những năm vừa qua, Phân hiệu đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đào tạo và từng bước đưa Phân hiệu phát triển theo định hướng, lộ trình.

3. Chức năng, nhiệm vụ

3.1. Chức năng

- Tổ chức đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học ở một số ngành có điều kiện đào tạo tại Quảng Trị; chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ để thành lập Trường Đại học Kỹ thuật thuộc ĐHH tại Quảng Trị.

- Triển khai nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực.

- Xây dựng, trang bị cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo hướng tiên tiến, hiện đại nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2. Nhiệm vụ

a) Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực

+ Đào tạo đại học: Đào tạo các ngành Kỹ thuật-Công nghệ chưa được tổ chức tại các trường trực thuộc Đại học Huế  theo hướng thu hút được đông đảo người học, sử dụng được cơ sở vật chất, điều kiện sản xuất, xã hội ở Quảng Trị để thực hành, thực tập. Tích cực xây dựng cơ cấu ngành nghề mới để phát triển thành Trường Đại học Kỹ thuật trong những năm tới.

+ Đào tạo sau đại học: Trước mắt triển khai đào tạo các chuyên đề, chứng chỉ, tín chỉ sau đại học. Những năm sau sẽ đào tạo sau đại học các ngành đã đào tạo tại Quảng Trị. Gắn đào tạo sau đại học với việc nâng cao trình độ đội ngũ.

+ Hỗ trợ cho việc đào tạo và bồi dưỡng các cấp học thấp ở giai đoạn trước mắt theo yêu cầu của tỉnh Quảng Trị (chủ yếu là kỹ thuật viên các ngành công nghệ, công nhân kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngắn hạn, cán bộ kỹ thuật các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp đáp ứng nhanh nguồn lực của tỉnh).

b) Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất

+ Triển khai nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp ĐHH vào sản xuất; gắn nghiên cứu với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và khu vực.

+ Việc nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn và gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Trị. Khi xây dựng đề tài cũng như triển khai nghiên cứu cần chú trọng các ngành kỹ thuật, công nghệ. Đại học Huế và UBND tỉnh Quảng Trị sẽ chỉ đạo các đơn vị, các ngành để dành các đề tài, các nguồn kinh phí cho việc triển khai các đề tài nghiên cứu trên địa bàn Tỉnh.

+ Việc lựa chọn các đề tài phải có trọng tâm,  trọng điểm, có sự tập trung đầu tư kinh phí và con người để giải quyết những vấn đề lớn, giúp Tỉnh tháo gỡ những khó khăn và giải quyết những vấn đề nảy sinh, đẩy nhanh sự phát triển toàn diện của tỉnh.

4. Định hướng phát triển

4.1. Giai đoạn từ 2005 -2015: Xây dựng và phát triển Phân hiệu vững mạnh, tạo tiền đề cần thiết cho việc thành lập trường Đại học Kĩ thuật.

- Từ 2005 -2009: Phối hợp với các trường thuộc Đại học Huế đào tạo 03 ngành học: Sư phạm kĩ thuật công nghiệp; Công tác xã hội; và Y tế cộng đồng.

- Từ 2009 - 2015, kế hoạch phát triển của Phân hiệu được chia thành các bước với các mốc thời gian cụ thể như sau;

+ Năm học 2009 - 2010 mở và tổ chức tuyển sinh đào tạo 2 ngành: Công nghệ kĩ thuật Môi trường và Kĩ thuật trắc địa - Bản đồ; Tiếp tục phối hợp với trường ĐHSP Huế để đào tạo ngành Sư phạm Kĩ thuật công nghiệp

+ Từ năm học 2010 - 2015, tiếp tục mở ngành và tổ chức tuyển sinh, đào tạo các ngành Kỹ thuật điện, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Điện tử viễn thông, Điện - Điện lạnh...; Liên kết với trường Đại học Thái Lan để tổ chức đào tạo một số ngành công nghệ cao; mở lớp dự bị và lớp học tiếng Việt cho sinh viên Lào, Thái Lan.

4.2. Từ 2015 về sau: Thành lập trường Đại học Kĩ thuật, trực thuộc ĐHH theo kế hoạch, định hướng của BGĐ&ĐT và của Đại học Huế. Dự kiến trong giai đoạn này, trương Đại học Kỹ thuật tại Quảng Trị sẽ phát triển theo qui mô, cơ cấu sau:

- Có 6 - 8 khoa với 10 - 12 ngành đào tạo.

- Qui mô sinh viên chính qui: 2000 - 2500 sinh viên (giai đoạn I), 5000 sinh viên (giai đoạn II).

- Số lượng giảng viên là 120 người; phấn đấu có nhiều, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chính, giảng viên; tất cả giảng viên đứng lớp đều có trình độ trên đại học.

- Cơ sở vật chất đầy đủ và đồng bộ, đáp ứng tốt nhiệm vụ đào tạo.

Là đơn vị thành viên của ĐHH, Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị đang cố gắng thực hiện sứ mạng, nhiệm vụ, chức năng của mình để vừa làm tốt các công tác bồi dưỡng đội ngũ, đào tạo, nghiên cứu khoa học vừa chuẩn bị các tiền đề, cơ sở, tạo nội lực cho sự phát triển thành một trường Đại học Kỹ thuật.

Một ngày không xa, Phân hiệu sẽ vững vàng hơn và trở thành một địa chỉ đào tạo, nghiên cứu khoa học  đáng tin cậy của ĐHH, của địa phương, khu vực và sẽ là đối tác liên kết đào tạo các ngành Kỹ thuật - Công nghệ với các trường Đại học trong và ngoài nước.

GIỚI THIỆU VỀ PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC HUẾ TẠI QUẢNG TRỊ

1. Quá trình hình thành và phát triển

1.1. Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị là một đơn vị thành viên của Đại học Huế, đựơc hình thành trên cơ sở các văn bản, quyết định và các sự kiện sau:

 Từ năm 2003, theo nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị đã thảo luận thống nhất với Đại học Huế về việc xây dựng và phát triển giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh;

 Ngày 23/3/2004, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 55/TB-VPCP về việc đồng ý cho Đại học Huế mở cơ sở đào tạo tại tỉnh Quảng Trị;

Căn cứ vào Công văn số 2363/TCCB của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ngày 27/4/2004 về việc giao nhiệm vụ thành lập cơ sở đào tạo của Đại học Huế tại tỉnh Quảng Trị, ngày 28/3/2005, Giám đốc Đại học...