Đại học Kinh Tế – Luật -Đại Học Quốc Gia TPHCM

Đại Học Quốc Gia TPHCM
( University of Economics and Law)
Thành lập năm: 2010
Địa chỉ:Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Giới thiệu

Trường Đại học Kinh tế - Luật được thành lập theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 24/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường Đại học Kinh tế - Luật là Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), được thành lập theo quyết định số 441/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc ĐHQG-HCM. Việc thành lập Trường Đại học Kinh tế - Luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển ĐHQG-HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

 

Trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế - Luật đứng trước rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, chỉ có 12 cán bộ viên chức. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám đốc ĐHQG-HCM, sự chung sức đồng lòng của tập thể cán bộ, giảng viên, viên chức, Trường đã từng bước khắc phục khó khăn, đi vào ổn định và không ngừng phát triển.

Đến nay, Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, trong đó có một số chuyên gia đầu ngành có uy tín, đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý. Đồng thời với việc xây dựng đội ngũ, cơ cấu tổ chức của Trường ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Tính đến ngày 30/10/2014, tổng số cán bộ, viên chức và nhân viên của Trường là 349: trong đó có 227 giảng viên và 122 chuyên viên, nhân viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học chiếm gần 90%, trong đó có 1 giáo sư, 10 phó giáo sư, 56 tiến sĩ, 143 thạc sĩ; hơn 45% (chủ yếu là cán bộ trẻ) được đào tạo sau đại học ở nước ngoài; 25% cán bộ có khả năng giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tham gia giảng dạy trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

Hoạt động đào tạo không ngừng phát triển, Trường đang đào tạo 15 chương trình giáo dục ở trình độ đại học, 8 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 4 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, gần 6.500 sinh viên hệ chính quy, gần 900 học viên cao học và hơn 80 nghiên cứu sinh. Để nâng cao chất lượng đào tạo khi quy mô đào tạo không ngừng tăng lên, bên cạnh việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, Trường đã thực hiện nhiều biện pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo, thực hiện nghiêm túc quy chế, kỷ cương giảng dạy và học tập, đặc biệt công tác đảm bảo chất lượng được chú trọng. Trường đã tích cực triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên theo từng học kỳ, công tác đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA) và cơ sở đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã góp phần quan trọng cho Trường có những cải tiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đạt được các mục tiêu chiến lược của Nhà trường.

Cùng với sự phát triển của hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học của Trường cũng ngày càng phát triển và hiệu quả. Trường đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học lớn trong nước và quốc tế. Cán bộ giảng viên của Trường chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu trọng điểm, đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, đề tài cấp cơ sở. Các đề tài nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo khoa học đã đóng góp tích cực cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguồn lực tài chính của Trường ngày càng cải thiện, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, mở rộng nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu đào tạo và NCKH. Hệ thống giảng đường, phòng ốc khang trang, trang thiết bị hiện đại phù hợp từng chương trình học. Đặc biệt, là trường đại học đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam có Phòng mô phỏng thị trường tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực hành trong các lĩnh vực kinh tế - tài chính, kinh doanh và quản lý.

Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh trong Trường tạo ra được nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng, phát triển của Nhà trường và kết quả hoạt động được đánh giá xuất sắc.

Với những thành tích đạt được, Nhà trường đã nhận được nhiều danh hiệu khen thưởng của Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2007), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Giám đốc ĐHQG-HCM trong nhiều năm liên tục.

Trường Đại học Kinh tế - Luật được thành lập theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 24/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường Đại học Kinh tế - Luật là Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), được thành lập theo quyết định số 441/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc ĐHQG-HCM. Việc thành lập Trường Đại học Kinh tế - Luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển ĐHQG-HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

 

Trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế - Luật đứng trước rất nhiều khó khăn, đặc biệt là...