Những ngành nào sẽ hết “nóng”?

Báo cáo xu hướng việc làm Việt Nam năm 2010 là báo cáo thường niên của Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động thuộc Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thông qua Dự án thị trường lao động do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ. Báo cáo đã nêu bật những yếu tố tích cực đạt được gần đây của thị trường lao động, chỉ ra các xu hướng việc làm ảnh hưởng đến quyết định của các chuyên gia hoạch định chính sách và các nhà đầu tư, đồng thời chỉ ra những mục tiêu việc làm mà Việt Nam đã đạt được.

 
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2018: Ngành nào sẽ “nguội” trong tương lai gần? - Ảnh 1

Theo báo cáo, ngành chiếm nhiều lao động nhất ở Việt Nam là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, với gần 23 triệu lao động trong năm 2008. Tuy nhiên, trong hầu hết các dự báo, việc làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có chiều hướng giảm và sẽ ở mức 21,1 triệu lao động vào năm 2020.

 

Cũng theo báo cáo, nhiều ngành hiện có tỉ lệ việc làm rất cao nhưng lại có xu hướng giảm vào năm 2015, gồm: Khai khoáng, công nghiệp chế biến - chế tạo, sản xuất - phân phối điện, khí đốt, cung cấp nước, xây dựng, vận tải và kho bãi, khách sạn, nhà hàng, thông tin, truyền thông, giáo dục, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, nghệ thuật và vui chơi giải trí. Ngành có tỉ lệ giảm cao nhất là khai khoáng - từ 10,6% năm 2011 xuống còn 9,6% năm 2015.

 

Bên cạnh đó, đến năm 2015 có 9 ngành nghề sẽ tăng nhu cầu việc làm, gồm: Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình; các tổ chức quốc tế và các hoạt động dịch vụ khác. Trong số các ngành này, ngành có nhu cầu việc làm tăng cao nhất là hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ... Tuy nhiên, những ngành này lại giảm mạnh - khoảng 50% việc làm, vào năm 2020. Trong năm này, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tăng gấp đôi số việc làm - từ 1,2% lên 2,3%.

 

Như vậy, theo dự báo tại đây thì rất nhiều ngành nghề có nhu cầu việc làm cao vào giai đoạn này sẽ bị bão hòa vào năm 2015 và năm 2020. Thí sinh thi tuyển năm nay cần cân nhắc những thông tin tham khảo này khi chọn nghề, chọn ngành để dự thi.

 
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2018: Ngành nào sẽ “nguội” trong tương lai gần? - Ảnh 2

Các trường cao đẳng vẫn tổ chức thi riêng

Cuối năm 2010 có thông tin Bộ GDĐT dự kiến sẽ cho các trường cao đẳng tổ chức thi chung đợt với đại học, chứ không thi riêng như trước. Tuy nhiên, tới thời điểm này, một lãnh đạo Bộ GDĐT khẳng định ngoài những nội dung chỉnh sửa bổ sung quy chế tuyển sinh bộ đã đưa ra lấy ý kiến thì sẽ không có thay đổi nào khác nữa trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011. Bộ sẽ vẫn tổ chức đợt thi riêng cho các trường cao đẳng như năm 2010. Hiệu trưởng các trường sẽ quyết định tổ chức thi tuyển hay xét tuyển bằng kết quả thi theo đề chung của bộ.

 

Như vậy, kỳ thi tuyển sinh 2011 sẽ có ba đợt thi, gồm hai đợt thi ĐH và một đợt thi dành riêng cho các trường CĐ. Theo Bộ GDĐT, các đợt thi tuyển sinh năm 2011 như sau:

 

-  Đợt 1: Ngày 4 và 5.7 thi ĐH khối A và V. Thí sinh thi khối V - sau khi dự thi môn toán, lý - thi tiếp năng khiếu vẽ đến ngày 7.7.

- Đợt 2: Ngày 9 và 10.7 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu - sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi văn theo đề thi khối C; khối M thi văn, toán theo đề thi khối D; khối T thi sinh, toán theo đề thi khối B; khối R thi văn, sử theo đề thi khối C) - thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 13.7.

- Đợt 3: Dành riêng cho các trường CĐ, tổ chức thi trong hai ngày 15 và 16.7 (trừ các môn năng khiếu kéo dài đến 22.7).

 

Được biết, Bộ GDĐT sẽ tổ chức hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 vào ngày 18.2 và sau đó sẽ phát hành quy chế cũng như các tài liệu liên quan đến kỳ thi này.

 

Ngân Anh
 (laodong.com.vn – 11/02/2011)