Tuyển sinh 2013: những ngành học mới

Trường dân lập sẽ thua thiệt khi Bộ cấm mở ngành mới

Tư vấn tuyển sinh những ngành học mới

Nhiều ngành mới lần đầu tiên có ở Việt Nam

Nhiều trường công bố mở ngành mới

Những ngành mới mở các trường công bố trong kỳ tuyển sinh năm 2013 chủ yếu thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Một số trường ĐH khối Y dược cũng công bố mở ngành mới.

Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương cho biết, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định giao nhiệm vụ cho Trường đào tạo ngành Y đa khoa trình độ ĐH hệ chính quy mã số 52720101. Theo Quyết định, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm ngành học trên trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy của trường, việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập và cấp bằng tốt nghiệp được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT về đào tạo chính quy. Năm 2013 Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương sẽ tuyển sinh đào tạo 50 chỉ tiêu ngành này.

Những ngành học mới tại ĐH Y tế Hải Dương, ĐH Y Hà Nội

Cùng ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, năm 2013, Trường ĐH Y Hà Nội sẽ bắt đầu tuyển sinh đào tạo cử nhân Dinh dưỡng (50 chỉ tiêu) và đào tạo thí điểm ĐH văn bằng 2 ngành bác sỹ Y học dự phòng (50 chỉ tiêu); Trường ĐH Y dược Cần Thơ tuyển mới ngành bác sĩ y học cổ truyền.

Những ngành học mới tại ĐH Nha Trang, ĐHQG TPHCM, ĐH Lâm Nghiệp

ĐH Nha Trang cũng vừa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo thêm hai ngành mới trong chương trình đào tạo đại học chính quy. Cụ thể, ngành công nghệ kỹ thuật hóa học (khối thi A, B) năm 2013 tuyển 70 chỉ tiêu và ngành công nghệ sau thu hoạch (khối A, A1, B): 70 chỉ tiêu.

ĐH Quốc gia TPHCM mở thêm 2 ngành mới là Kỹ thuật tài chính và quản trị rủi ro (Trường ĐH Quốc tế) và ngành An ninh thông tin (Trường ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM).

Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam năm nay thêm ngành học Công nghệ Vật liệu, thi khối A,A1 với 50 chỉ tiêu.

Những ngành học mới tại ĐHQG TPHCM, ĐH Lâm Nghiệp

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM mở thêm chuyên ngành kỹ thuật nền móng và công trình ngầm thuộc ngành kỹ thuật công trình xây dựng. Ngành này đào tạo chuyên sâu về tính toán, thiết kế, xử lý các vấn đề liên quan đến địa kỹ thuật, nền móng các công trình dân dụng - công nghiệp, công trình cầu, công trình ngầm trong đô thị; Ngoài ra sinh viên còn được trang bị kiến thức cho việc giám sát, tổ chức thi công các công trình. Trường tách chuyên ngành Xây dựng cầu đường thành 2 chuyên ngành mới là Xây dựng cầu hầm và Xây dựng đường bộ.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng đã công bố chỉ tiêu cụ thể các nhóm ngành.

Theo đó hệ ĐH chính quy: Ngành Khoa học hàng hải, Chuyên ngành Điều khiển tàu biển: chỉ tiêu 130; Ngành Khoa học hàng hải, Chuyên ngành Vận hành khai thác Máy tàu thủy: chỉ tiêu 80; Nhóm ngành Điện, điện tử: chỉ tiêu 320; Ngành Kỹ thuật cơ khí: chỉ tiêu 200; Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng: chỉ tiêu 360; Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: chỉ tiêu 500; Ngành Công nghệ thông tin: chỉ tiêu 80; Ngành Kinh tế vận tải (Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển): chỉ tiêu 180; Ngành Kinh tế xây dựng: chỉ tiêu 220; Ngành Khai thác vận tải (Chuyên ngành Quản trị logistic và vận tải đa phương thức): chỉ tiêu 80.Hệ CĐ chính quy chỉ tiêu 80 sinh viên/ngành

Trường ĐH Hoa Sen tuyển mới ngành kỹ thuật phần mềm (khối A, A1, D1, D3 với 80 chỉ tiêu). Còn ĐH Bách khoa HCM cho biết, kể từ năm 2014, nếu còn tuyển sinh chung trường dự kiến sẽ có ngành Hóa (QSB-114) chỉ nhận thí sinh dự thi theo khối A (không nhận thí sinh thi khối A1).