Nhiều trường sư phạm không giảm chỉ tiêu

Trước thông tin cùng với khối ngành kinh tế, năm nay chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường sư phạm cũng sẽ giảm, lãnh đạo nhiều trường sư phạm khẳng định không có sự điều chỉnh lớn.

Thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết năm nay trường vẫn sẽ giữ nguyên chỉ tiêu như năm ngoái là 2.300 chỉ tiêu. Theo thạc sĩ Hoàng Hữu Lượng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn, có thể trường giảm chỉ tiêu khối ngành kinh tế, còn ngành sư phạm sẽ nhờ Sở GD-ĐT TP.HCM can thiệp để không giảm vì TP.HCM đang thiếu giáo viên.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tấn Vui, Hiệu trưởng Trường ĐH Tây nguyên, nếu có cắt giảm khối ngành sư phạm, chỉ giảm một chút nhưng vẫn đảm bảo mức bình quân 60 - 80 sinh viên/lớp.

 

giam chi tieu, nganh su pham, nganh kinh te, chi tieu tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, dai hoc ngoai thuong, dai hoc kinh te, dai hoc quoc gia ha noi, dai hoc quoc gia tphcm, thanh nien

Và ngành Kinh tế vẫn sẽ không thay đổi ở nhiều trường

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho biết: Năm 2012, trường tuyển 3.300 chỉ tiêu ĐH và 100 chỉ tiêu CĐ; năm 2013, trường sẽ giữ ổn định số lượng này. Lý do bà Thủy đưa ra là: xã hội vẫn có nhu cầu.

ĐH Quốc gia TPHCM tuyển 13.560 chỉ tiêu năm 2012 và năm 2013 vẫn giữ vững chỉ tiêu. Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH này, nói: ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến ổn định quy mô tuyển sinh hệ ĐH, nếu tăng sẽ không đáng kể, mà tăng chỉ tiêu đào tạo sau ĐH để tập trung vào định hướng nghiên cứu. Ông Nghĩa nhấn mạnh: ĐH Quốc gia TPHCM sẽ chỉ giảm đào tạo tại chức (tùy từng trường sẽ giảm 50% hoặc 20-30%)

Tương tự, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ giữ vững hơn 5.000 chỉ tiêu để tập trung nâng cao chất lượng và giảm tại chức. Ông Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐH Quốc gia HN, cho biết: ĐH Kinh tế của ĐH Quốc gia HN sẽ tiến tới giảm hết, nhưng chỉ với hệ tại chức.

Năm 2012, Học viện Tài chính tuyển 3.350 chỉ tiêu; năm 2013, sẽ không thay đổi. Giám đốc Học viện ông Ngô Thế Chi, cắt nghĩa việc giữ nguyên chỉ tiêu là vì nhu cầu xã hội vẫn lớn và các trường đào tạo chuyên sâu, có uy tín lớn từ lâu nên được Bộ GD-ĐT nghiên cứu để giữ vững đào tạo.

ĐH Thương mại Hà Nội cũng giữ nguyên chỉ tiêu 4.000 vào năm 2013. Ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, nói: Cơ cấu giáo viên ngành nghề đã thế, giảm chỉ tiêu, giáo viên đi đâu; trong khi nhà nước không bao cấp kinh phí đào tạo, không bố trí việc làm theo đúng chuyên ngành thì người học sẽ tự định hướng nghề nghiệp mà xã hội cần để có đầu ra.


Ý kiến của bạn về vấn đề này hoặc có thắc mắc, xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn

Kenhtuyensinh

Theo: báo Thanh niên