TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - BÁO GIÁO DỤC

Tin liên quan:

>> Khó hiểu vì thời gian xét tuyển kéo dài

>> Một số trường trọng điểm sẽ được tự tuyển sinh năm 2013

>> Sẽ cắt không đăng thông tin tuyển sinh các trường không nghiêm túc báo cáo

 

Mùa tuyển sinh 2012, với chủ trương để các trường được tự chủ xét tuyển và kéo dài thời gian tuyển sinh đến 30.11, Bộ GDĐT có mục đích tạo thêm điều kiện cho thí sinh và hy vọng các trường khối ngoài công lập sẽ có thêm đầu vào… Tuy nhiên, đã đến thời điểm kết thúc, chủ trương này chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Trường ngoài công lập “ngắc ngoải”

Do tình trạng thí sinh được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ở nhiều trường, nên có những trường như ĐH Thành Tây, có thời điểm đã nhận được cả nghìn hồ sơ nhưng tổng số thí sinh trường tuyển được năm nay chỉ khoảng 100 em trên tổng chỉ tiêu là 1.400.

Ông Ngô Xuân Hà - Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Đô - cũng than thở về tình trạng hồ sơ ảo quá nhiều. Rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ với bản sao giấy báo điểm nhưng đến khi gọi nhập học lại không đến, không ít em đến nhập học rồi lại bỏ, khiến cho công việc tuyển sinh rất căng thẳng và vất vả. Đến nay trường có 500 em nhập học, trong khi hồ sơ đăng ký xét tuyển gửi đến cũng lên tới hàng nghìn.

Các trường khác như ĐH Bắc Hà, ĐH Nguyễn Trãi dù kéo dài thời gian nhận hồ sơ đăng ký đến phút chót, nhưng các trường này cũng đã sớm hết hy vọng tuyển được đủ chỉ tiêu. Trường ĐH Thành Tây còn có khả năng phải đóng cửa ngành điện lạnh vì hiện tại mới chỉ có duy nhất một thí sinh đăng ký vào ngành này.

Sau mùa tuyển sinh đầy gian nan, Trường ĐH Thành Tây đã nghĩ đến chuyện thay vì chỉ xét tuyển thì dự định năm tới có thể sẽ thi tuyển. Để “dù vất vả hơn nhưng được thí sinh nào chắc thí sinh đó” như ông Hoàng Hữu Nguyên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây - chia sẻ.

 

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, tuyen sinh 2013, xet tuyen dai hoc, tuyen sinh 2013, diem san dai hoc, diem thi dai hoc, lao dong

Công lập cũng thấy… vô nghĩa

Bên cạnh đó, mặc dù thời gian tuyển sinh kéo dài nhưng cũng không cứu được một số trường công lập phải đóng cửa những ngành có quá ít thí sinh. Như Trường ĐH An Giang tạm dừng tuyển sinh ngành sư phạm sinh học, sư phạm tin học, ngành chăn nuôi bậc ĐH và CĐ. Trường ĐH Quảng Nam dừng tuyển sinh ngành CĐ sư phạm mỹ thuật. Trường ĐH Phú Yên tạm dừng tuyển sinh ngành văn học, lịch sử, Việt Nam học và sinh học...

Theo thông báo của ĐH Huế thì những ngành có nguy cơ đóng cửa của các đơn vị trực thuộc ĐH Huế là phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị, gồm ngành công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật điện, kỹ thuật bản đồ. Trường ĐH Khoa học Huế có các ngành Hán Nôm, địa lý tự nhiên. Trường ĐH Nông lâm Huế có khả năng đóng cửa ngành trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường, cùng 5 ngành bậc CĐ. Trường ĐH Sư phạm Huế đã có đơn đề xuất chuyển các sinh viên (SV) mới trúng tuyển ở 2 ngành sư phạm (SP) kỹ thuật công nghiệp và SP kỹ thuật nông nghiệp sang ngành đào tạo khác do 2 khoa này có số SV nhập học chỉ có 15 thí sinh...

Trao đổi về chủ trương này, thầy Trần Đình Lý – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông - Lâm TPHCM - cho rằng: Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng theo dõi thực tế ở các trường bạn, kể cả khối ngoài công lập, tôi cho rằng chủ trương này cũng chưa phát huy hiệu quả rõ nét lắm.

Ngay với Trường ĐHDL Văn Lang – đối tượng chính của chủ trương này - thì ThS Võ Văn Tuấn – Trưởng phòng Đào tạo - cũng đưa ra quan điểm: Chủ trương này không ý nghĩa lắm với thực tế tại Trường ĐHDL Văn Lang, vì trường đã tuyển đủ nguồn ngay từ cuối tháng 8, nhưng vẫn cố “kéo dài” thêm đến 7.9 để đúng theo quy định của bộ. Song, số SV tuyển thêm qua thực tế “kéo dài” thời gian chỉ một vài trường hợp, không đáng kể.

Thực tế cho thấy, dù có kéo dài nhưng SV không nhắm đến các trường tốp dưới thì các trường cũng đành “bó tay”. Lại thêm tác động từ mùa tuyển sinh năm 2012 vừa qua, nhiều trường ĐH công lập uy tín, tốp giữa cũng đã có điểm đầu vào rất nhẹ nhàng, chỉ bằng điểm sàn của bộ là đã ổn. Chính những lý do trên thêm một lần nữa khiến chủ trương kéo dài thời gian tuyển trở nên “vô nghĩa”, nếu không muốn nói là còn góp phần làm “xáo trộn” kế hoạch đào tạo giữa các trường với nhau, khi SV cứ “nhảy ra – nhảy vào” theo từng đợt, thời gian kéo dài thêm của mùa tuyển.

 

Xem thêm: Sẽ đóng cửa các trường đại học yếu kém

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Báo Lao Động