TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - BÁO GIÁO DỤC

Tin liên quan:

>> Sẽ đóng cửa các trường đại học yếu kém

>> Khó hiểu vì thời gian xét tuyển kéo dài

>> Một số trường trọng điểm sẽ được tự tuyển sinh năm 2013

Giáo dục đại học gắn với nghề nghiệp

Tăng cường thông tin tới thí sinh về nhu cầu nhân lực trong các năm tới, siết chặt việc các trường mở rộng ngành và tăng chỉ tiêu tuyển sinh và phát triển giáo dục đại học theo định hướng giáo dục nghề nghiệp là những giải pháp quan trọng của ngành giáo dục nhằm khắc phục những bất cập trong công tác tuyển sinh đại học. Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) cho rằng, phát triển giáo dục đại học phải gắn với định hướng nghề nghiệp.

 

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tin tuc, xet tuyen dai hoc, diem xet tuyen, chi tieu xet tuyen, danh sach cac truong xet tuyen, ho so xet tuyen, dieu kien xet tuyen, diem chuan xet tuyen, diem san dai hoc, thong tin xet tuyen, thoi gian xet tuyen, ngay xet tuyen, han nhan ho so xet tuyen, thoi gian ket thuc xet tuyen, xet tuyen nguyen vong 2, xet tuyen nv 2, nguyen vong 2, nguyen vong 1, chon nghe, nganh hot, dinh huong nghe nghiep

 

Bộ GD - ĐT nhận định điểm mới trong tuyển sinh năm nay là tạo điều kiện hết mức cho các trường cũng như người học. Tuy nhiên, thực tế tuyển sinh ở nhiều trường cho thấy tình trạng đóng cửa ngành học còn nhiều hơn năm trước kể cả với những ngành được xem là “hot”. Ý kiến của Thứ trưởng về vấn đề này ra sao?


Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, có nhiều trường gặp khó khăn do số lượng thí sinh nhập học ít. Thực tế này xảy ra ở cả trường công lập và ngoài công lập. Thực tế khó khăn này đã xảy ra từ những năm trước và năm nay càng bộc lộ rõ nét hơn.


Bộ đã có nắm bắt được và nhiều lần cảnh báo các trường cũng như thí sinh về tình trạng “khủng hoảng thừa” với các nhóm ngành được xem là “hot” hiện nay. Ví dụ như các ngành kinh tế, quản lý. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp phá sản, ngân hàng hoạt động kém hiệu quả vì vậy “đầu ra” của sinh viên ngành này đã bắt đầu gặp khó từ năm ngoái. Hơn nữa, sự chọn lọc nhân lực của người tuyển dụng ngày càng khắt khe hơn.


Vì vậy, mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 số lượng thí sinh đăng ký nhóm ngành kinh tế, quản lý đã giảm 10% so với năm trước. Trong khi các trường mới thành lập, các trường ngoài công lập lâu nay chỉ chạy theo đào tạo những ngành kinh tế, quản lý vì vốn đầu tư ít hơn so với các nhóm ngành khác nhưng lại có đông người học.


Những năm trước, các trường cứ mở ngành kinh tế, quản lý là không lo sợ thiếu người học. Nhưng đến năm nay, tình trạng này trở nên bão hòa. “Điệp khúc” này giống với những ngành như công nghệ thông tin trước đây.


Chúng ta chưa có quy hoạch nhân lực cụ thể nên thực tế việc đào tạo của các trường còn chưa có sự gắn kết chặt chẽ với thị trường lao động. Nhiều trường vẫn theo nếp cũ là chỉ trú trọng vào đào tạo mà ít quan tâm đến nhu cầu xã hội.


Vậy thời gian tới Bộ GD - ĐT có chủ trương gì để giải quyết những vấn đề nói trên thưa Thứ trưởng?


Như đã nói từ mùa tuyển sinh năm ngoái, việc thành lập trường sẽ được siết chặt hơn. Trước đây, các trường cứ thành lập là đi vào hoạt động ngay nhưng nay thì chỉ khi trường nào đảm bảo các điều kiện cần thiết thì mới được phép hoạt động. Trong thời gian chờ xin ý kiến các bộ, ngành về điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH thì Bộ GD - ĐT cũng sẽ tạm dừng xem xét các dự án thành lập trường ĐH mới và chỉ xem xét với các trường đã có dự án từ trước.


Thực hiện Nghị quyết 50/2010/QH12 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, trong năm học 2012 - 2013, Bộ GD - ĐT tiếp tục kiểm tra thực hiện cam kết thành lập trường của các trường mới thành lập. Sau đợt kiểm tra vào năm 2012 - 2013, nếu vẫn không đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng, không có trường sở, không đất đai, không đủ đội ngũ giảng viên thì đương nhiên sẽ phải đóng cửa và giải thể theo Nghị quyết 50 của Quốc hội.


Về cải thiện giáo dục đại học theo nhu cầu xã hội thì hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020. Trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương đã lập quy hoạch phát triển cho ngành, địa phương mình. Dựa vào kết quả quy hoạch phát triển nhân lực, Bộ GD- ĐT đang lập phương án quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH cho phù hợp, tránh sự khập khiễng giữa nguồn cung và nhu cầu lao động.


Bên cạnh đó Bộ GD - ĐT thúc đẩy các dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng giáo dục nghề nghiệp. Năm 2013, khi triển khai Luật Giáo dục ĐH, các trường ĐH sẽ được phân tầng theo hướng nghiên cứu và ứng dụng nghề nghiệp. Mục tiêu là đến năm 2020 sẽ có 70 - 80% sinh viên học các chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp. Hiện nay, Bộ đã thí điểm đào tạo tại 8 trường ĐH do Dự án Phát triển giáo dục ĐH theo định hướng nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng của Hà Lan tài trợ. Kết quả của dự án sẽ được nhân rộng trong tương lai.


Xin cảm ơn Thứ trưởng!

 

 

Xem thêm: Hạ điểm sàn đại học nhiều trường vẫn thiếu chỉ tiêu

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Tintuc