Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012TUYỂN SINH 2012THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012

Xem ngay: Điểm chuẩnđiểm chuẩn đại họcĐiểm thiđiểm thi đại học

Tin liên quan:

 

Ý kiến các hiệu trưởng tại Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ sáng nay còn băn khoăn giữa các phương án đổi mới tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

 

Cần điều chỉnh tiếp?

Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ quy tụ 393 hiệu trưởng các trường ĐH trên cả nước về dự, những ý kiến chia sẻ, đóng góp tại hội nghị lần này để hoàn chỉnh hơn các phương án đổi mới tuyển sinh năm 2012.

 

Sau khi thông tin kỳ tuyển sinh 2012 có một số thay đổi đáng chú ý như: Thêm khối thi A1, điều chỉnh lịch thi các đợt, bổ sung một cụm thi tại Hải Phòng, các trường  được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xét tuyển nguyện vọng, Bộ không phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh”, nhiều ý kiến hiệu trưởng cho rằng, về cơ bản  là đồng thuận  với phương án Bộ đưa ra, tuy nhiên vẫn còn ý kiến bày tỏ cần phải điều chỉnh tiếp một số quy định.

Nhung thay doi tuyen sinh, chi tieu tuyen sinh, tuyen sinh 2012, thong tin tuyen sinh 2012, nguyen vong, tuyen thang, khoi thi a1

Minh họa: Vẫn sẽ tiếp tục điều chỉnh tuyển sinh

 

TS Đinh Xuân Khoa, hiệu trưởng Trường ĐH Vinh cho biết, việc các trường được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong  xét tuyển phải có thời gian hoàn thành: “Theo tôi   sau ngày 10/10 là nên hoàn thành công tác tuyển sinh, xét tuyển không phân đợt như mọi năm nhưng phải chấm dứt ở một thời điểm nào đó, 10/10 là hợp lý nhất” TS Khoa kiến nghị.

 

Theo TS Khoa, việc Bộ mở rộng khối thi A1 trường hoàn toàn nhất trí, nhưng khối này lại thi vào đợt 1 trùng với các khối A và V nên có thể đổi tên thành khối E cho đỡ nhầm.

 

Theo TS Đặng Kim Vui, giám đốc ĐH Thái Nguyên, cá nhân ông hoàn toàn đồng ý với việc bổ sung thêm khối A1, đó là đúng với xu thế và các trường ĐH có tính chủ động hơn trong  tuyển sinh.

 

PGS, TS Nguyễn Hồng Anh, Hiệu trưởng trường ĐH Quy Nhơn cũng tán thành với việc mở thêm khối thi. Về việc mở thêm cụm thi tại Hải Phòng, ông Anh cho rằng, đó là phương án đáp ứng được nhu cầu của học sinh Hải Phòng và các vùng lân cận như Quảng Ninh, Lạng Sơn…Tuy nhiên, khi làm cụm thi sẽ  tốn kém về kinh phí.  Đồng  tình với ý kiến TS Đinh Xuân Khoa, PGS, TS Nguyễn Hồng Anh cho rằng “Thời gian xét tuyển không nên quá dài và phải có thời gian xác định”.

 

PGS. TS. Nguyễn Văn Lê, hiệu trưởng  trường CĐ Sư phạm Trung ương cho biết, trong thời gian  qua Bộ đã có những quyết định rất mạnh dạn, đình chỉ các trường cùng các ngành đào tạo đại học. Đó là những quyết định đúng đắn, coi đó là giải pháp có hiệu quả để đảm bảo chất lượng đào tạo.

 

Hiệu trưởng trường CĐ Sư phạm Trung ương cũng kiến nghị: Cần tiếp tục duy trì và thực  hiện tốt khẩu hiệu “hai không - Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục- PV). Khẩu hiệu này vẫn còn nguyên giá trị, chỉ có điều hiện nay chúng ta tổ chức và thực hiện chưa tốt nên kết quả chưa được như mong muốn” vị hiệu trường này cho biết.

 

Về tiêu chí giao chỉ tiêu tuyển  sinh của các trường, theo ông Lê, ngoài những điều kiện về đất đai, quy mô sinh viên…còn có một tiêu chí khác quan trọng hơn, đó là tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng nghề: “Đó là tiêu chí theo tôi là hàng đầu. Đây là tiêu chí đột  phá để có được chất lượng giáo dục đại học tốt” ông Lê khẳng định.

Bộ sẽ tiếp thu và nghiên cứu?

Những  quy định liên quan tới trực tiếp thí sinh được các hiệu trưởng quan tâm. TS Trần Văn Nam, giám đốc ĐH Đà Nẵng cho rằng, việc tiếp tục thi ba chung là hợp lí. Tuy nhiên, có bổ sung thêm khối A1 sẽ phần nào khiến các trường gặp khó khăn hơn, nhưng hơn hết là có lợi cho thí sinh: “Đối với ba đợt thi không nên kéo dài như vậy, cố gắng  rút gọn như trước đây vì giao thông ùn tắc chỉ ở hai thành phố lớn, hơn nữa chúng ta đã mở rộng điểm thi, giao thông sẽ  giảm. Kéo dài trong ba đợt, như vậy thầy cô cũng không có thời gian nghỉ hè. Nếu được như trước đây thì tốt nhất” TS Nam kiến nghị.

 

TS Đỗ Hữu Tài, hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cho rằng, quy định kéo dài thời gian xét tuyển nguyện vọng nên có quy định  rõ ràng hơn.
Trước thông tin, năm nay Bộ sẽ không phát hành  cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh”, nhiều ý kiến cho rằng nên tiếp tục phát hành để học sinh vùng nông thôn có điều kiện tiếp cận thông tin chính xác nhất. TS Nam bày  tỏ: “Nên in cuốn đó, vì về vùng nông thôn không dễ gì học sinh ra mạng được, thứ nữa mạng thông tin  ở đó cũng không phải tốt, nhiều em sẽ không biết nếu không có. Phát hành sẽ hiệu quả hơn nếu chỉ đăng trên Website của Bộ”.

 

Những ý kiến đóng  góp của các hiệu trưởng được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đồng thuận và chia sẻ. Bộ trưởng cho rằng, từ nay đến 2015 tuyển sinh sẽ thay đổi theo hướng đảm bảo quyền lợi tối đa cho người học, người thi. Minh bạch tối đa các hoạt động của ngành, trong tuyển sinh Bộ trưởng cho biết, phải tiến hành đổi mới đồng bộ và toàn diện.

 

Về kỳ thi tuyển sinh 2012, đối với quy định các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển, Bộ trưởng bày tỏ quan điểm: “Quan điểm của tôi là các trường không nên cứng nhắc, vì một số trường cũng khó khăn, nhất là các trường  ở địa phương. Tuy nhiên, cũng không thể kéo dài tới cuối năm được, chúng ta phải có một thời gian nhất định, vấn đề này Vụ đại học phải cân nhắc” bộ trưởng cho biết.

Lịch thi ĐH, CĐ năm nay giãn cách và rơi vào các ngày nghỉ  trong tháng 7, không ít ý kiến hiệc trưởng tỏ ra không nhất trí. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, vấn đề này sẽ được cân nhắc  sớm nhất.

 

Tại Hội nghị, một số hiệu trưởng các trường kiến nghị nên có thêm một khối thi (S1), vấn đề này được Bộ trưởng cho biết sẽ gây tốn kém hơn “Chúng ta sẽ tính toán vấn đề này sau  năm 2015”.

 

Về việc không phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh”, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ khuyến khích các đơn vị xuất bản in ấn. Phía Bộ sẽ trao đổi với NXB giáo dục và cân nhắc tiếp tục in ấn cuốn này theo nhu cầu của xã hội. Làm sao không gây lo lắng cho học sinh, với tình thần tối đa thuận lợi nhất cho học sinh, không tạo ra sự băn khoăn, lo lắng cho cha mẹ” bộ trưởng khẳng định.

Cảnh giác với kiểu “mượn danh” đào tạo nhu cầu xã hội

“Chúng ta nên cảnh giác với một số doanh nghiệp ký hợp đồng với các trường, rồi lấy danh nghĩa là đào tạo theo nhu cầu xã hội và tuyển học sinh dưới điểm trúng tuyển của trường đó, rồi lấy của  mỗi học sinh một món tiền và quảng cáo ngoài xã hội là đã trượt đại học, muốn vào được trường phải có tiền. Đó không phải là đào tạo theo nhu cầu xã hội, đây là lợi dụng đào tạo theo nhu cầu để trục lợi, chuyện này phải ngăn cấm”.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận