Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012TUYỂN SINH 2012THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012

Xem ngay: Điểm chuẩnđiểm chuẩn đại họcĐiểm thiđiểm thi đại học

Tin liên quan:

 

Dự kiến tăng khối thi A1 (toán, lý, ngoại ngữ) với mục tiêu tạo sự linh hoạt trong việc xét tuyển của các trường, tăng thêm cơ hội trúng tuyển của thí sinh, được nhiều người đánh giá là “tâm điểm” của sự đổi mới trong kỳ tuyển sinh năm 2012.

 

Không phủ nhận những “ưu điểm” của cải tiến này, song cũng có nhiều ý kiến cho rằng kế hoạch này khi đi vào thực tiễn sẽ rối rắm hơn nên cần bổ sung thêm nhiều công đoạn khác trong chuỗi công việc tuyển sinh.

Nhiều ưu điểm…

Nhiều trường ĐH, CĐ đã đề nghị tuyển khối A1 ngay trong kỳ tuyển sinh năm nay như Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Điện lực, ĐH Bưu chính Viễn thông, ĐH Lạc Hồng, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu... PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó Hiệu trưởng ĐH Nông - Lâm  TPHCM - chia sẻ: “Tôi ủng hộ sự đổi mới này bởi nó phát huy tối đa tác dụng đối với những trường thuộc hàng “top” vì đổi mới này sẽ giúp trường tuyển được nguồn vào sát với thực tế đào tạo, ngành học hơn”.


Tương đồng quan điểm, thầy Nguyễn Quốc Hợp - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐHDL Văn Hiến - phân tích: Bộ đưa thêm những tiêu chí xét tuyển mới cho phù hợp hơn với thực tế đào tạo, tạo sự linh hoạt hơn cho các trường là điều hợp lý và rất cần ủng hộ. Một số chuyên gia tư vấn tuyển sinh của  ĐH Bách khoa TPHCM đưa ra quan điểm: Rất cần đưa ra những khối thi mới trong đó bao gồm những môn thi sẽ phục vụ cho việc đào tạo ở bậc đại học chứ hiện nay không ít ngành đào tạo trong lĩnh vực kinh tế đã và đang tuyển sinh theo khối A nhưng ở bậc ĐH thì hầu như các ngành kinh tế chẳng cần gì đến kiến thức môn hóa. Tương tự với ngành CNTT, hiện vẫn tuyển theo khối A nhưng trong đào tạo thực tế, không cần kiến thức môn hóa mà lại rất cần kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ... Chính vì thế, nên có một khối thi mới cho ngành học này, giúp sát với chuẩn kiến thức mà các em sẽ được đào tạo ở bậc đại học hơn.

Không ít hệ lụy

Tuy nhiên, ông Hùng cũng bày tỏ quan ngại với đa phần các trường tốp giữa, phải tuyển thêm NV2-3 thì sự thay đổi này sẽ nảy sinh không ít những hệ lụy kèm theo. Chính vì vậy, khi triển khai thực tế cũng cần phải lưu ý một số điểm, như: Các trường nên thống nhất khối thi mới cũng như tính tương thích giữa các khối thi mới với khối thi truyền thống để có thể đảm bảo được sự công bằng cho những TS dự thi theo những khối thi mới. Ngoài ra, đứng góc độ quản lý mà nói, việc ra thêm những khối thi mới sẽ tạo nên “gánh nặng” cho khâu tổ chức in ấn đề, tổ chức phòng thi...
Đề cập đến vấn đề này,  TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó GĐ ĐH Quốc gia TPHCM e ngại: Nếu thay đổi thì sẽ có rất nhiều việc phải chuẩn bị trước. Áp dụng gấp rút, khi chưa chuẩn bị liệu có ổn?

 

Ông Huỳnh Thanh Hùng phân tích thêm: Tuyển sinh ĐH, CĐ của ta vốn theo nguyên tắc “bó đũa chọn cột cờ”, thông qua kỳ tuyển sinh này chúng ta lựa ra những TS có kiến thức tốt, đạt yêu cầu chuẩn kiến thức chung cần có để có thể tiếp tục học lên cao hơn ở bậc CĐ hoặc ĐH chứ không phải nhất thiết bậc đại học có môn học nào thì mới thi tuyển kiến thức môn đó. Bởi thực tế cho thấy, kiến thức nào cũng có ích cho người học, không sử dụng lúc này sẽ dùng vào dịp khác...

 

Các chuyên gia cũng phản biện về vấn đề này, rằng: Trong quản lý giáo dục có một số “quy tắc” rất cần được “tôn trọng”, đặc biệt ở tầm vĩ mô không nên thay đổi liên tục mỗi năm một chút, mà phải dựa trên những điều sát thực nhất để đưa ra những chiến lược dài lâu, có tầm nhìn xa. Sau đó huy động mọi nguồn lực để cùng thực hiện cho được mục tiêu.

ĐIỂM CHUẨNĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌCĐIỂM THIĐIỂM THI ĐẠI HỌC