Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012TUYỂN SINH 2012THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012

Xem ngay: Điểm chuẩnđiểm chuẩn đại họcĐiểm thiđiểm thi đại học

Tin liên quan:

Ngày 19.2, hơn 2.000 học sinh (HS) từ các trường THPT tại huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) đã có mặt tham gia chương trình Tư vấn mùa thi (TVMT) năm 2012 do Bộ GD-ĐT và Báo Thanh Niên tổ chức.Cách lựa chọn trường vừa sức để thi và xu hướng ngành nghề trong tương lai được HS quan tâm nhiều nhất.

Chọn trường dễ đậu

Mở đầu chương trình, một HS tha thiết đặt câu hỏi qua đường dây nóng: “Lực học của em chỉ ở mức trung bình. Nhưng em muốn đậu ĐH, vậy em phải làm sao đây?”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết: “Mỗi năm, có khoảng 2 triệu thí sinh (TS) đi thi trong khi đó, chỉ tiêu vào các trường ĐH, CĐ trên cả nước khoảng 570.000.

tu van mua thi, tu van tuyen sinh, cam nang tuyen sinh, chi tieu tuyen sinh, co hoi trung tuyen, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh 2012

HS tỉnh Lâm Đồng ghi chép thông tin trong chương trình TVMT diễn ra tại Trường THPT Đức Trọng ngày 19/02 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Số còn lại phải học trung cấp hoặc đi làm để mưu sinh. Nhưng có nhiều con đường để vào ĐH, nếu lực học vừa phải mà chọn cánh cửa hẹp quá thì không có cơ hội. Ví dụ lực học trung bình nhưng muốn vào y khoa, điểm chuẩn 25-27 thì rất khó. Nhưng nếu chọn trường có đầu vào dễ chịu hơn thì cơ hội càng cao”.

 

Dương Triều Minh - HS Trường THPT Đức Trọng, đặt câu hỏi trực tiếp tại chương trình: “Lớp em có trên 30% HS có học lực trung bình. Em nghe nói hiện nay nhiều công ty đang thừa thầy thiếu thợ nên em và một số bạn muốn theo hướng học nghề. Vậy trường nào đào tạo nghề tốt và có triển vọng việc làm khi ra trường?”.

 

Theo cô Đỗ Thị Dung - Trường CĐ Công nghệ TP.HCM, đối với HS có học lực trung bình, có nhiều cách để chuẩn bị cho tương lai. Có thể học hệ ngắn hạn tại các trường ĐH, CĐ, TCCN để được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để đi làm. Cũng có thể học tại các trường CĐ, TC nghề, trong vòng 18 tháng. Nhiều trường TCCN chỉ xét tuyển học bạ các môn toán, lý, Anh văn… tùy ngành HS chọn lựa. Về việc chọn trường để thi, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, khuyên HS cần xem thông tin trường định học trước khi chọn ngành vì mỗi trường có cách tuyển sinh, hỗ trợ cho HS riêng…

Băn khoăn về việc làm

Rất nhiều HS quan tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt những ngành học có nhiều người dự thi.

 

Một HS nêu thắc mắc với thầy cô ban tư vấn: “Em và nhiều bạn khác muốn đăng ký thi vào ngành tài chính - ngân hàng. Nhưng các năm trước, ngành này thi vào đông, sợ đến khi ra trường khả năng có việc làm không cao như bây giờ nữa?”. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Ký - Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế TP.HCM, tư vấn: “Vấn đề các em băn khoăn cũng là điều mà rất nhiều HS trên cả nước đang thắc mắc. Tôi tin rằng dù học gì thì ra trường các em cũng có việc làm nếu trúng tuyển phải thật tập trung học và nắm vững kiến thức. Đồng thời, biết tiếp nhận những kỹ năng mềm khác trong quá trình học. Nếu trang bị tốt những điều này, không chỉ học ngành tài chính - ngân hàng mà học tất cả các ngành khác các em đều có thể có việc làm”.

 

Nguyễn Thị Anh Thư - HS Trường THPT Nguyễn Trãi, nêu thắc mắc: “Nếu em không đậu tốt nghiệp, có trường nào để em theo học không?”. Thầy Châu Minh Quý - Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính - Marketing, trả lời: “Nếu lỡ may không đậu tốt nghiệp, các em sẽ có 2 phương án. Đầu tiên, nếu gia đình không quá khó khăn và bố mẹ ủng hộ, có thể tiếp tục ôn thi để năm sau thi đậu tốt nghiệp rồi học bậc cao hơn. Nếu muốn đi học ngay, có các trường TCCN và trường nghề xét học bạ vào học, học văn hóa song song để tốt nghiệp THPT”.

Giải đáp về việc xét tuyển nguyện vọng

Sáng 19.2, các chuyên gia tư vấn đến từ hơn 20 trường ĐH-CĐ khu vực phía nam và đã có mặt tại Trường THPT Đơn Dương và THPT Lê Lợi (H.Đơn Dương, Lâm Đồng) để chia sẻ thông tin về kỳ thi ĐH-CĐ 2012 với gần 500 HS khối 12 tại đây. Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải, lưu ý thí sinh quan tâm tới việc xét tuyển các nguyện vọng: “Năm nay, Bộ giao quyền tự chủ trong việc xét tuyển các nguyện vọng sau nguyện vọng 1 cho các trường. Do đó, các em cần theo dõi sát thông tin của trường mà muốn nộp hồ sơ vì mỗi trường sẽ có một thông báo xét tuyển riêng”. Rất nhiều HS thắc mắc về khối thi, ngành thi..., phần lớn các câu hỏi đều được chuyên gia giải đáp cặn kẽ.

(Theo: Thanhnien)

ĐIỂM CHUẨNĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌCĐIỂM THIĐIỂM THI ĐẠI HỌC

TUYỂN SINH ĐHTUYEN SINH -THONG TIN TUYEN SINH

Kênh Tuyển Sinh