Tin liên quan:

>> Tuyển giáo viên Philippines về dạy tiếng Anh tại TPHCM

>> Sở GDĐT TpHCM đắn đo tuyển giáo viên tiếng anh người nước ngoài

>> Tuyển giáo viên người nước ngoài dạy tiếng anh từ tiền phụ huynh

Đưa giáo viên Philippines dạy tiếng Anh: Khó thực hiện ngay

Do chưa thể thỏa thuận với phụ huynh về thu chi, vướng hợp đồng với giáo viên bên ngoài… nên nhiều trường cho rằng năm học tới mới có thể thực hiện.

Theo kế hoạch, từ tháng 11 này, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ đưa 100 giáo viên (GV) Philippines vào giảng dạy tại một số trường học trên địa bàn TP. Không thể phủ nhận mục đích của kế hoạch này là để đồng bộ hóa GV người nước ngoài và nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh (HS) nhưng việc không có lộ trình rõ ràng, chưa rà soát thực tế khiến không ít trường rơi vào thế bị động.

Gặp khó về thu chi

Nhiều trường cho rằng kế hoạch này triển khai quá muộn gây khó khăn cho các trường vì năm học đã qua giữa học kỳ, các khoản thu chi, kế hoạch giảng dạy đã đi vào ổn định. Một hiệu trưởng trường tiểu học tại quận 3 chia sẻ, mọi khoản thu phải có thỏa thuận rõ ràng với phụ huynh nhưng nay không thể tổ chức họp được nữa, nếu tổ chức được cũng chưa chắc phụ huynh đồng ý. “Trường không thể giao một lớp học cho một GV nước ngoài mà phải có trợ giảng. Trong khi, vì những GV này là của Sở nên cứ ba tháng trường phải nộp hết tiền thu được về cho Sở. Vậy trường sẽ lấy tiền đâu để trả cho trợ giảng?” - hiệu trưởng này phân vân.

Kế hoạch của Phòng GD&ĐT quận 5 sẽ nhận sáu GV Philippines (ba tiểu học, hai THCS) về giảng dạy. Do vốn đóng góp lớn nên phòng sẽ thực hiện theo cách liên kết giữa các trường để giảm gánh nặng cho phụ huynh. Mỗi GV sẽ dạy theo cụm từ ba đến bốn trường với khoảng hai tiết/tuần/lớp cho một số lớp. Các trường sẽ thông báo chi tiết đến phụ huynh, nếu phụ huynh nào không đồng ý, trường sẽ chuyển HS sang lớp học tiếng Anh tự chọn để đảm bảo việc học ngoại ngữ cho các em.

 

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, tieng anh, hoc tieng anh, hoc tieng anh online, hoc tieng anh hieu qua, cach hoc tieng anh, ngu phap tieng anh, anh ngu, phuong phap hoc tieng anh,   giao vien tieng anh, giao vien ban ngu, tai lieu hoc tieng anh, tai lieu tieng anh, luyen thi tieng anh, luyen thi ngoai ngu, phapluattp

 

Một giờ học tiếng Anh với GV nước ngoài của HS Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: QV


Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD&ĐT quận 5, cho biết do chưa có GV nên phòng chưa lường được những khó khăn sẽ gặp phải khi thực hiện như phương pháp giảng dạy, việc đi lại của GV, trang thiết bị… “Phòng đã có thời khóa biểu chi tiết cho các GV nước ngoài này từ tháng 6 nhưng lúc đó chủ trương là HS được học miễn phí, nay đổi thành xã hội hóa, phụ huynh phải đóng góp hết khiến phòng hơi bất ngờ. Các trường sẽ mất thêm thời gian thông báo chi tiết đến phụ huynh để lấy ý kiến. Phòng cũng sẽ xin ý kiến quận để thu thêm một khoản tiền trang trải cho trang thiết bị và chi trả lương trợ giảng” - bà Thu cho hay.

Rối vì vướng hợp đồng cũ

Từ năm học trước, để HS được nâng cao khả năng tiếng Anh, nhiều trường đã hợp đồng với GV bản ngữ thông qua các trung tâm ngoại ngữ. Vì thế, khi nhận thông tin có GV Philippines về khiến các trường bị động. Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4) đang hợp đồng với GV bản ngữ là người Mỹ, dạy mỗi lớp một tiết/tuần với học phí là 80.000 đồng/tháng/HS. “Muốn đổi GV cũng phải hết hợp đồng chứ không thể cắt ngang được. Tuy nhiên, nhà trường cũng không có ý đổi GV bản ngữ để lấy GV nước ngoài về dạy” - một cán bộ nhà trường nói.

Ngay như quận Gò Vấp vừa đăng ký với Sở sẽ nhận hai GV Philippines về giảng dạy tại một số trường học trên địa bàn nhưng chưa có trường nào nhận. Những trường có khả năng nhận thì đã ký hợp đồng giảng dạy với các trung tâm ngoại ngữ bên ngoài nên không thể hủy, còn trường chưa có GV bản ngữ thì phụ huynh lại khó khăn nên càng không thể nhận. Bà Đỗ Thị Hoa, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, cho hay kế hoạch của Sở quá trễ nên khó lấy ý kiến thống nhất từ phụ huynh vào thời điểm này. Hiện phòng chỉ mới gợi ý cho một số trường tiểu học như Nguyễn Viết Xuân, Trần Quốc Toản và Lương Thế Vinh nhưng không trường nào nhận.

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), cho hay nếu Sở đưa GV về thì phải có lộ trình rõ ràng về học phí, giáo trình, kế hoạch giảng dạy… thì các trường mới dám nhận. “Để đóng 120.000 đồng/tháng/HS là cao hơn nhiều so với hiện tại mà lại học với GV không phải người bản ngữ thì không chắc phụ huynh đồng ý. Đây chỉ là kế hoạch ban đầu nên Sở phải tính toán lại, ít nhất năm học sau mới thực hiện được” - bà Xuân nói.

Sẽ có hội đồng đánh giá sau thời gian thí điểm

Đây là chương trình thí điểm, trường nào cảm thấy thực hiện được thì đăng ký. Cơ quan cấp trên sẽ lo về nguồn nhân sự còn các trường lo đầu tư phần cơ sở vật chất và thỏa thuận với phụ huynh về mức thu học phí. Theo đó, mức lương phải trả cho các GV này là 2.000 USD/tháng, mức trần dự kiến thu 120.000 đồng/HS.

Chương trình học vẫn theo chương trình tiếng Anh của Bộ GD&ĐT, phần học với giáo viên người Philippines chủ yếu rèn phản xạ nghe và nói. Khi sang Việt Nam giảng dạy, những GV này sẽ trực tiếp đứng lớp theo phân phối chương trình của Sở GD&ĐT; tham gia sinh hoạt chuyên môn cấp trường một tuần/lần; cấp quận một tháng/lần và cấp TP hai tháng/lần. Ngoài ra, họ phải dự giờ và được dự giờ, góp ý, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp; hướng dẫn GV tiếng Anh tại trường về phương pháp giảng dạy mới…

Sau một thời gian thí điểm (có thể một năm đánh giá một lần) sẽ có hội đồng chuyên môn về ngôn ngữ tiếng Anh đánh giá trình độ, kỹ năng của GV ngoại ngữ của Việt Nam cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo tiêu chí IELTS, TOEFL, FCE, CAE hoặc tương đương cũng như khả năng phản xạ của HS khi học với GV người Philippines có tốt lên hơn không.

Ông LÊ HỒNG SƠN, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM

 

Xem thêm: Giáo viên tiếng Anh rớt như sung rụng

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Phapluattp