TUYỂN SINH | TƯ VẤN TUYỂN SINH | ĐIỂM THI ĐẠI HỌC | ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC

Mở đầu phần tư vấn buổi chiều tại nhóm ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, PGS.TS Trần Văn Nghĩa đã thông tin đến thí sinh, phụ huynh những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013.

Nhóm ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng - thương mại (quản trị kinh doanh, ngoại thương, kế toán, thương mại, marketing, tài chính, ngân hàng...)

1. PGS.TS Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT).
2. TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
3. ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính Marketing.
4. ThS Lâm Tường Thoại, phó chánh văn phòng ĐHQG TP.HCM.
5. TS Phan Ngọc Minh, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
6. ThS Nguyễn Đăng Lý, hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kinh tế công nghệ TP.HCM.

 

Tư vấn tuyển sinh 2013 ngành Kinh tế, Tài Chính, Ngân Hàng

Tư vấn tuyển sinh 2013 ngành Kinh tế, Tài Chính, Ngân Hàng

Một thí sinh hỏi: “Thầy có thể giải thích giúp em ngành ngoại thương có phải là ngành kinh doanh quốc tế không, ngành này có đòi hỏi ngoại ngữ nhiều không?”

- TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo trường ĐH Kinh tế: Từ năm 2012 trở về trước, tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ngành ngoại thương năm trong ngành quản trị kinh doanh. Hiện ngành này đã được tách ra làm một ngành riêng. Hướng của trường ĐH đào tạo kinh doanh quốc tế, ngoại thương hiện nay lĩnh vực rất hẹp và hiện không có phù hợp. Hai ngành này, kiến thức đại cương gần như giống nhau.

Về yêu cầu, chúng ta sẽ làm việc trong môi trường đa văn hóa. xem diem thi dai hoc Sinh viên có thể làm việc trong các tổ chức nước ngoài , quản lý nhà nước về lĩnh vực ngoại thương, xuất nhập khẩu. Ngoại ngữ của ngành này, đòi hỏi sinh viên phải cao hơn ngành khác. Cụ thể,sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM phải đạt 550 TOEIC trở lên theo chuẩn đầu ra.

* Ngành marketing học gì, ra làm gì?

- Th.S Hứa Minh Tuấn trưởng phòng đào tạo trường ĐH Marketing: Ngành marketing là một chuyên ngành nằm trong quản trị kinh doanh. Thí sinh học ngành marketing sẽ được trang bị những kiến thức về marketing, hoạch định chính sách về marketing, phân tích thị trường…Theo trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, đây là một trong những ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất hiện nay. Sinh viên học xong ngành này có thể đi thực tập, thực hành tại các hệ thống siêu thị tại TP.HCM. Đó là một bước đầu để các bạn tìm hiểu về ngành nghề này.

Điều kiện dự thi ngành luật là gì? Cơ hội việc làm của ngành luật ra sao?

- ThS Lê Văn Hiển, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TPHCM: Chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện để dự thi ĐH ngành luật. Hiện nay rất nhiều trường ĐH đào tạo ngành luật. Khối thi thường tuyển các khối A, A1, C, D…

Cơ hội việc làm của ngành luật hiện nay rất nhiều. Khi ra trường, sinh viên luật có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như tòa án, viện kiểm sát, sở tư pháp, cơ quan thi hành án... Tất cả cơ quan nhà nước đều có bộ phận pháp chế nên đòi hỏi phải có nhân sự. Ngoài ra các bạn có thể làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở bộ phận tư vấn, pháp lý.

* Ngành marketing có học CĐ hay không? Ngành này học xong có được liên thông lên ĐH hay không?

- ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính - marketing: TP.HCM có nhiều trường đào tạo ngành marketing. Tại Trường ĐH Tài chính – Marketing, chúng tôi chỉ đào tạo về trình độ ĐH chứ không đào tạo bậc CĐ. Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu và học tại bậc CĐ ngành này tại Trường ĐH Hoa Sen.

Sau đó, em hoàn toàn có thể liên thông lên ĐH. Thi liên thông gồm môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành. Những kiến thức đó em đã được trang bị ở CĐ rồi nên cũng dễ dàng cho các em. Với những em tốt nghiệp CĐ nhưng chưa quá 36 tháng, các em phải thi theo kỳ thi tuyển sinh ba

- ThS Nguyễn Đăng Lý, hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kinh tế công nghệ TP.HCM: Chuyên ngành sâu ở bậc CĐ hiện ở TP.HCM rất ít. Tại Trường CĐ Kinh tế công nghệ TP.HCM, chuyên ngành marketing nằm trong ngành quản trị kinh doanh. Khi tốt nghiệp, bạn sẽ được cấp bằng  quản trị kinh doanh chuyên ngành marketing.

Em muốn học QTKD, muốn làm lãnh đạo. Vậy chương trình đào tạo có cung cấp cho em các kỹ năng vào đời như thế nào để có thể làm giám đốc?

- Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM: Tất cả mọi ngành nghề đều có thể làm giám đốc. QKKD dạy các phương pháp quản lý là có. Người làm giám đốc nắm về kỹ trhuật chứ không phải nắm về kinh tế. Giám đốc thuê người để làm các công việc cho mình. Giám đốc phải có kỹ năng về quản lý, thu phục nhân tâm, kỹ năng điều hành công việc.

- TS Nguyễn Toàn, hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức: Hiện nay tại VN, rất nhiều giám đốc xuất thân từ Trường ĐH Kinh tế TPHCM nhưng đại đa số người học kinh tế ra làm công việc chuyên môn của mình chứ không phải làm giám đốc. Lãnh đạo phải có tầm nhìn, biết lắng nghe, biết hạ mình xuống để đón nhận trí tuệ của người khác biến nó thành của chung để xây dựng kế hoạch dài hạn. Không có một trường nào dạy để ra trường làm lãnh đạo ngay. Mong ước của em như vậy là tốt. Không có trường nào đào tạo các em ra làm giám đốc cả. Làm giám đốc hay không là do bản thân em.

Ngành kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào? Hiện nay chỉ tiêu ngành kinh tế giảm thì điểm chuẩn cao lên. Vậy em nên làm thế nào, bao nhiêu điểm thì em có thể đậu được. Văn bằng hai có giá trị như văn bằng một hay không?

- ThS Lâm Tường Thoại, phó chánh văn phòng ĐHQG TP.HCM: Em hình dung thế này, kiểm toán là kiểm tra công tác kế toán. Tuy nhiên, không nhất thiết phải học kiểm toán mới làm kiểm toán viên. Nếu em thích làm công việc kiểm toán, em có thể học năm ngành là kinh tế học, tài chính, kế toán, kiểm toán…Khi làm kiểm toán em có thể làm ở các vị trí như kiểm toán, kiểm soát nội bộ của một công ty, tổ chức.

Ngoài ra, em có thể xin việc tại các công ty về kiểm toán để làm kiểm toán độc lập. Em cũng có thể làm dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, em không được ký vào báo cáo kiểm toán mà phải là những người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên mới được ký vào báo cáo kế toán. Ngoài ra, em cũng có thể làm kiểm toán nhưng thuộc khối nhà nước, được cấp ngân sách nhà nước để thanh tra định kỳ công tác kiểm toán của các công ty, đơn vị.

Nhu cầu nhân lực hiện nay của kế toán, kiểm toán vẫn nhiều. Về lương, kiểm toán có nhỉnh hơn kế toán một tý.

Ngành này áp lực rất cao, nữ sẽ khó hơn nam vì phải đi công tác nhiều.  Về chỉ tiêu các ngành kinh tế, các em hình dung là tùy theo từng trường một. Nhìn trên bình diện cả nước, Bộ GD-ĐT sẽ không cho mở thêm chỉ tiêu ngành kinh tế. Những trường đang đào tạo về kinh tế vẫn giữ chỉ tiêu chứ không tăng thêm nữa. Các em vẫn có tâm lý là nhiều người thi vô thì điểm sẽ cao. Điểm chuẩn còn tùy thuộc vào chất lượng thí sinh dự thi nữa.

* Bằng luật của Trường ĐH Luật TP.HCM có khác gì bằng luật của Trường ĐH Sài Gòn? Nếu ra trường cơ hội việc làm có giống nhau giữa hai trường không?

- ThS Lê Văn Hiển, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM: Chuyên ngành đào tạo ngành này của hai trường đều phải dựa vào chương trình khung của Bộ GD-ĐT, như vậy về cơ bản khối kiến thức chung ngành luật của hai trường như nhau.

Tuy nhiên, hai trường có thế mạnh khác nhau.

Sau khi tốt nghiệp ngành luật, bạn sẽ được cấp bằng cử nhân luật. Về phía xã hội thì giá trị bằng của hai trường như nhau. Với tấm bằng cử nhân luật, bạn cần trau dồi thêm kỹ năng ngoại ngữ thì cơ hội việc làm của bạn sẽ rất cao hơn.

Em không thích ngành kế toán nhưng đặc biệt thích làm ở quản lý thị trường, em có thể học ngành gì và ở trường nào trong khối ngành kinh tế?

- TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Trong quản lý thị trường có nhiều tổ, đội, chức năng. Làm quản lý thị trường sẽ phù hợp với ngành thuế, tài chính công, thương mại, một số chuyên ngành của quản trị kinh doanh. Quản lý thị trường khá đặc thù, tốt nghiệp chuyên ngành nào thì được lãnh đạo bố trí theo chuyên ngành đó. Kế toán chỉ là một bộ phận trong quản lý thị trường. Chúng ta hình dung một cơ quan, tổ chức được cấu thành của nhiều bộ phận và em học ngành gì thì được bố trí vào nhiệm vụ của cơ quan đó cho phù hợp.

-  Th.S Lâm Tường Thoại, phó chánh văn phòng ĐHQG TP.HCM: Thầy hiểu theo nghĩa em đang thích làm trong đơn vị nhà nước.  Nếu em thích làm tổ chức nhà nước em có thể học kinh toán quản lý công. Thầy cũng hiểu theo nghĩa em thích đi rảo rảo thị trường để kiểm tra xem có bán đúng giá hay không, nhiều ngành học giúp em làm được việc này. Lúc này, theo thầy em phải nắm vững về luật, thuế, các quy định về kinh doanh về hàng hóa, bảo vệ sức khỏe…

Th.S Hứa Minh Tuấn: Tôi tham khảo trên tài liệu không thấy chuyên ngành về quản lý thị trường. Có hai chuyên ngành em có thể học xong làm quản lý thị trường là thuế và hải quan, thẩm định giá.


Bạn đọc có thể để lại ý kiến, câu hỏi và bình luận về nội dung bài viết tại ô bên dưới!


Kênh Tuyển Sinh ( Theo Tuổi Trẻ Online)