Giáo dục > Tuyển sinh > Tư vấn tuyển sinh > Học đường

Bạn đang lựa chọn trường đào tạo ngành Dược Lượng thông tin quá nhiều mà chuyên gia tư vấn cho bạn lại hạn chế. Bạn thực sự muốn được trao đổi với với Nguyên Phó vụ trưởng tại Bộ Y tế để hiều rõ hơn về ngành Dược - 621863

Ngành Dược là một bộ phận quan trọng trong Bộ Y tế, có nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất, cung ứng thuốc chữa bệnh cho nhân dân, liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người, có vai trò đặc biệt quan trọng. Quy hoạch tổng thể phát triển Ngành Y tế đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/2006/QĐ- TTg đã xác định: “Ngành Dược là ngành kinh thế kỹ thuật mũi nhọn”, và ghi rõ cần đảm bảo nguồn nhân lực dược “phấn đấu đến 2020 có 2,5 Dược sỹ đại học/ 10.000 dân

Tư vấn tuyển sinh ngành Dược

Tư vấn tuyển sinh ngành Dược

Trong Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020 ban hành theo Quyết định số 816/ QĐ-BYT ngày 16/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế đã tính toán kỹ lưỡng và dự báo nhu cầu cần đào tạo mới Dược sỹ đại học cho giai đoạn đến 2020 là  17.661 người.

Điểm khác biệt giữa ngành bác sỹ thú y của ĐH Nông lâm TP.HCM so với ngành dược thú y là như thế nào? Trường ĐH Nông lâm TP.HCM có ngành đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử và ngành y học thể dục thể thao. Nội dung chương trình các ngành học này là gì?

Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM giải đáp: Các em nên tìm hiểu chi tiết các ngành này ở địa chỉ website của trường. Các ngành này thi khối thi A và B. Điểm chuẩn đại học Nông Lâm năm 2013 đối với khối A là 15 -17 điểm, khối B là 19 - 21 điểm, tùy theo ngành.

Sự khác nhau giữa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Y dược TP.HCM về cách thức đào tạo, cơ hội việc làm ra sao?

PGS-TS Đặng Văn Tịnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường đại học Y dược TP.HCM cho biết: Có nhiều sự khác biệt. Thứ nhất, Đại học Y dược TP.HCM trực thuộc Bộ Y tế còn đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tiền thân là trung tâm bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM trực thuộc trực tiếp UBND TP.HCM.

Trường đại học Y dược TP.HCM đào tạo cả bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, nhân viên y tế cộng đồng. Ngoài ra, trường đào tạo bậc sau đại học về thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch bổ sung thêm: Trường trực thuộc UBND TP.HCM, tuyển sinh hệ chính quy đối với sinh viên có hộ khẩu tại TP.HCM.

Bắt đầu từ năm 2014, trường tăng lên 1.000 chỉ tiêu để đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tại TP.HCM. Chỉ tiêu nhiều hơn, đối tượng tuyển sinh khó hơn (có hộ khẩu ở TP.HCM) nên có thể điểm chuẩn so với ĐH Y dược sẽ thoáng hơn. Hai trường đều giống nhau về chương trình đào tạo, chất lượng và bằng cấp đào tạo. Việc đào tạo sau đại học thì trường không khống chế hộ khẩu. Trường có hỗ trợ học phí và khi sinh viên ra trường thì 100% có việc làm do phải nhận nhiệm Sở từ Sở Y tế.

Em dự định thi ngành Điều dưỡng nhưng em không biết những trường nào đào tạo, và cơ hội việc làm của ngành Điều dưỡng như thế nào?

Tiến sĩ Trần Ái Cầm, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chia sẻ: Trường đào tạo ngành điều dưỡng bậc ĐH, CĐ và TCCN, tuyển sinh khối B vào năm 2014 với  2.000 chỉ tiêu cho các bậc đào tạo. Bạn nào thích chăm sóc người khác, đặc biệt là bệnh nhân thì có thể đăng ký học ngành này. Ngành này hiện nhu cầu rất cao. Vị trí việc làm có thể làm là ở các bệnh viện, trạm y tế,...

Thầy Lý Trung Vinh, Trưởng ban Tuyển sinh Trường Trung cấp Đại Việt TP.HCM thông tin thêm: Trường đào tạo ngành y sĩ, dược sĩ và điều dưỡng. Nhu cầu nguồn nhân lực đối với ngành điều dưỡng rất nhiều không những trong nước mà trên thế giới. Người Việt có một khiếm khuyết khi học ngành này là hạn chế về ngoại ngữ nên muốn lao động ngành y ở nước ngoài thì phải trau dồi thật tốt ngôn ngữ của đất nước mà bạn muốn tham gia lao động.

PGS-TS Đặng Văn Tịnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM đưa ra lời khuyên: Trường đào tạo điều dưỡng từ cấp thấp nhất là trung cấp cho đến tiến sĩ. Hiện nay tiến sĩ điều dưỡng rất ít tại Việt Nam. Hiện nay điều dưỡng cấp trung cấp có vẻ bão hòa, khó xin việc nhưng trình độ đại học lại rất thiếu. Ngành điều dưỡng thiếu trình độ cao, đặc biệt là thạc sĩ điều dưỡng. Mức lương điều dưỡng các nước rất cao, ví dụ Mỹ cũng khoảng 8.000 USD/tháng, ở Philippines là 80.000 - 100.000 USD/năm.

Muốn thi vào đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch hoặc Đại học Y dược TP.HCM nhưng lực học của em chỉ được khoảng 21, 22 điểm, em nên thi trường nào và ngành học nào?

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả lời: Do chỉ tiêu tuyển sinh nhiều hơn và chỉ tuyển sinh thí sinh có hộ khẩu TP.HCM nên điểm chuẩn trường thường thấp hơn Đại học Y dược TP.HCM khoảng 1 - 2 điểm. Năm 2013, điểm chuẩn của trường là 23 điểm. Ngành xét nghiệm và ngành y học năm ngoái lấy bằng điểm sàn, cũng là hai ngành em có thể tham khảo.

PGS-TS Đặng Văn Tịnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM cho biết thêm: Em phải xác định học ngành nào để lượng sức, nếu điểm chuẩn chỉ khoảng 22 điểm thì em không nên đăng ký thi Đại học Y dược. Tuy nhiên, trường vẫn còn các khoa đào tạo bác sĩ như: bác sĩ y học cổ truyền và y học dự phòng là hai ngành em có thể thi được. Trong năm vừa rồi các ngành cử nhân của trường như điều dưỡng, vật lý trị liệu, hộ sinh, gây mê hồi sức... cũng là các ngành em có thể tham khảo và đăng ký thi được để có thể vào học trường Đại học Y dược TP.HCM.

Theo Thanhnien.com.vn