Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, tuyển sinh 2014

Hướng nghiệp hay hướng trường thi đại học

Hướng nghiệp là các hoạt động hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển nghề nghiệp phù hợp nhất, đồng thời, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động. Muốn làm hướng nghiệp cần có hiểu biết về nó. Hiện nay, ở Việt Nam hướng nghiệp chủ yếu là hướng học sinh thi vào trường nào.

Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của họ, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.

 

Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp là gì?


Để đạt được mục tiêu đó, những người làm công tác hướng nghiệp phải chú ý đến 3 yếu tố cơ bản:

1) Đặc điểm của học sinh (năng lực, phẩm chất, sức khoẻ, sở thích…)

2) Hệ thống nghề nghiệp và đòi hỏi của nghề với người lao động

3) Nhu cầu thị trường lao động của địa phương và quốc gia (ngày nay còn cần quan tâm đến thị trường lao động quốc tế)

Nếu thực hiện tốt mục tiêu trên, hướng nghiệp không phải chi có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân, gia đình học sinh trong việc xác định tương lại, sự nghiệp của các em, mà còn góp phần cho sự phát triển xã hội một cách toàn diện:

• Về giáo dục, hướng nghiệp giúp học sinh có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, hình thành nhân cách nghề nghiệp cho các em, giáo dục các em thái độ đúng đắn đối với lao động và tạo ra tâm lý sẵn sang đi vào lao động nghề nghiệp

• Về kinh tế, hướng nghiệp góp phần phân luồng học sinh phổ thông tốt nghiệp các cấp, giảm tai nạn lao động, giảm sự thuyên chuyển nghề, đổi nghề; là phương tiện quản lý công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở khoa học

• Về xã hội: hướng nghiệp giúp học sinh tự giác đi học nghề, tự tìm việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tội phạm

Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp còn yếu kém

Tuy nhiên, thực tế triển khai hoạt động này ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế;  Khi hỏi các em học sinh lớp 10 là chương trình hướng nghiệp có những nội dung gì thì đa số các em đều … mù tịt. Sang lớp 11 tình hình cũng không khả quan mấy và tất cả chờ lên lớp 12. Ở lớp 12, việc hướng nghiệp gần như chỉ thực hiện nội dung tư vấn tuyển sinh. Trong các buổi hướng nghiệp, việc trao đổi giữa học sinh và các chuyên gia tư vấn chỉ xoay quanh vấn đề chọn khối nào, trường nào. Ở nhiều trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp về hướng nghiệp chỉ là cho phép một cơ sở đào tạo nào đó đến “tư vấn” (thực chất chỉ là giới thiệu về trường mình, phục vụ cho việc tuyển sinh của cơ sở đó).

Về phía gia đình, nói một cách công bằng, bố mẹ nào cũng lo lắng cho con ở giai đoạn chuyển tiếp quan trọng này, ai cũng mong muốn con mình sẽ có nghề nghiệp tốt để có tương lai tốt đẹp. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, cách họ triển khai thực hiện hướng nghiệp cũng theo xu hướng của nhà trường, chủ yếu vẫn bằng mọi hình thức, mọi thời gian cho con học để “nhồi nhét” kiến thức, để hy vọng thi đỗ một trường nào đó.

Với cách hướng nghiệp như vậy dẫn đến kết quả là học sinh cũng chủ yếu quan tâm thi vào trường nào, khoa nào, khổi nào “… phần lớn học sinh đến làm tư vấn hướng nghiệp đều hỏi các câu như: “Trường đó có những khối gì, điểm chuẩn bao nhiêu. Em học khối này thì nên thi vào trường gì?...” (Đỗ Thị Lệ Hằng (2009) Vài nét về thực trạng tư vấn hướng nghiệp tại Việt Nam)

Tẩt cả những điều trên đây đã làm xuất hiện ý nghĩ: chúng ta đang thực hiện hướng nghiệp hay hướng trường thi vào cao đẳng, đại học cho học sinh?


Bạn đọc có thể để lại ý kiến và câu hỏi về nội dung bài viết tại ô bên dưới!

Kenhtuyensinh

Theo: Chuyên gia tâm lý