Tin tức: GIÁO DỤC | TUYỂN SINH | TƯ VẤN TUYỂN SINH | TỈ LỆ CHỌI 2013

Tư vấn tuyển sinh 2013: Chọn nghề trước, chọn ngành sau

Ông Phạm Ngọc Thanh - PGĐ Sở GD-ĐT TP.HCM: để đảm bảo người học học nghề đúng nhu cầu xã hội thì các em phải xác định được ngành nghề nào phù hợp với bản thân. Vấn đề này thuộc công tác hướng nghiệp và các em đã được hướng dẫn từ bậc THCS, ngoài các bài học lý thuyết còn có chuyến đi thực tế. Tuy nhiên tôi cho rằng hiệu quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Sau THPT, nhiều học sinh vẫn chưa định hướng được nhóm ngành nghề nào phù hợp với mình.

 

Tư vấn tuyển sinh 2013: Chọn nghề trước, chọn ngành sau

Tư vấn tuyển sinh 2013: Chọn nghề trước, chọn ngành sau

Tư vấn tuyển sinh: Chọn ngành và trường sau khi đã xác định nhóm ngành phù hợp

Vấn đề thứ hai là tuy biết được nhóm ngành phù hợp nhưng chọn ngành nào, trường nào lại càng khó khăn. Đa số các em chọn theo tác động của gia đình, số đông, chạy theo giá trị xã hội (tự hào khi học trường nổi tiếng). Để thay đổi điều này, các trường là đơn vị chủ yếu để định hướng cho học sinh. Tuy nhiên giáo viên hướng nghiệp cũng chịu vấn đề áp lực, các trường vẫn còn tư tưởng thành tích. Học lực không tốt nhưng thay vì định hướng các em chọn học trung cấp lại định hướng các em vào các trường ĐH có điểm chuẩn thấp để từ đó lấy kết quả thành tích tỷ lệ đậu ĐH. Sở GD-ĐT sẽ hỗ trợ các trường về việc tập huấn công tác hướng nghiệp để từ đó có thể làm tốt công tác hướng nghiệp.

Thứ tự ưu tiên: Chọn nghề - chọn ngành - chọn trường phù hợp

TS tâm lý Đinh Phương Duy cũng chia sẻ thêm về kinh nghiệm hướng nghiệp. Đầu tiên, chúng ta nên tư vấn để học sinh chọn nghề nào, sau đó là ngành nào rồi mới đến trường nào phù hợp. Nếu chọn nghề sai, có tác hại như thế nào. Nếu chọn đúng nghề thì sẽ có tác động thế nào. Cần phải cho học sinh thấy được các hại và lợi khi chọn đúng hoặc sai ngành nghề. Việc giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT hiện nay quá ít và chưa đủ để định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Chúng ta cần đưa ra nhu cầu nhân lực và các ngành nghề mà thành phố đang cần, cơ hội thăng tiến để các em có thể trao đổi với nhau. Ai cũng muốn mình tốt nghiệp ĐH nhưng đi bằng con đường nào để có bằng ĐH là vấn đề khác. Đó là vấn đề mà chúng ta cần giúp các em nhận ra để có đường đi phù hợp nhất với năng lực và sở thích của mình. Việc hướng nghiệp phải được thực hiện từ bậc THCS chứ không phải đến lớp 12 mới làm, như vậy là quá muộn.

Các thầy cô cũng cần có phương pháp để các em tự khám phá khả năng.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể mở cho các em với khả năng đó nhưng năng lực như thế phù hợp với trường nào là vấn đề đáng lưu tâm. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường rất quan trọng. Việc hướng nghiệp nên có sự phối hợp mật thiết giữa gia đình và nhà trường.

TS Nguyễn Đức Nghĩa - PGĐ ĐHQG TP.HCM: ý kiến của cô Trang rất quan trọng. Một người làm công tác tư vấn có thể nói thiếu chứ không được nói sai. Về lý thuyết hướng nghiệp ở trường phổ thông thì có sách vở cả nhưng điều này không còn phù hợp mà phải có sự cập nhật thường xuyên. Do đó, Sở GD-ĐT nên có tập huấn hàng năm cho giáo viên hướng nghiệp để cập nhật tình hình kinh tế, nhu cầu nhân lực, từ đó có thể hướng nghiệp hiệu quả hơn.

Đi từ định hướng nghề nghiệp tới chọn ngành phù hợp

TS Lê Thị Thanh Mai giới thiệu các bộ trắc nghiệm chọn ngành nghề cho giáo viên và chia sẻ thêm về kinh nghiệm chọn nghề. Chúng ta đi từ định hướng nghề, tiếp đó là ngành và sau đó mới là chọn trường phù hợp. Thông tin thay đổi thường xuyên nên giáo viên hướng nghiệp cũng phải cập nhật để có thông tin tư vấn chính xác hơn. Định hướng thay đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến việc thay đổi cơ cấu nhân lực.

Đừng bao giờ nói với các em rằng chúng ta hãy chọn ngành này đi, mai mốt ra trường sẽ làm công việc như thế nào mà phải xác định nghề nghiệp trước để từ đó chọn ngành học bởi phải xác định nhu cầu nhân lực trước, khả năng của mình phù hợp với nghề nghiệp nào sau đó mới chọn ngành.

Hiện nay các trường đào tạo theo hướng đa ngành đa nghề, ngành rộng chứ ít đào tạo theo chuyên ngành hẹp. Chúng ta nên cho các em làm trắc nghiệm chọn nghề để xác định sở thích và năng lực học tập, sau đó sẽ xác định xem với sở thích và năng lực của mình phù hợp với ngành, trường nào.

tuyển sinh - tư vấn tuyển sinh - tư vấn chọn trường - thông tin tuyển sinh - tuyển sinh đại học - tuyển sinh cao đẳng

Theo Báo tuổi trẻ