Tin liên quan

>> Đại học vượt rào tuyển sinh hệ trung cấp

>> ĐH vẫn tuyển hệ trung cấp

>> Trường đại học phải dừng đào tạo hệ Trung cấp

Trường trung cấp khốn đốn vì trường đại học

Bộ GD-ĐT quy định từ năm 2012 các trường ĐH có đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) phải giảm dần chỉ tiêu để đến năm 2017 ngừng hẳn hệ đào tạo này. Thế nhưng thực tế không như vậy.

Nhiều trường ĐH đào tạo TC tăng chỉ tiêu năm 2012, đi ngược với quy định khiến các trường TC vốn đã khó khăn trong tuyển sinh càng thêm khốn đốn.

 

Trường đại học vẫn lách luật đào tạo trung cấp, Học trung cấp, học trung cấp dược ra làm gì, học trung cấp dược, học trung cấp kế toán, trung cấp cảnh sát nhân dân 2, trung cấp đại việt, trung cấp chuyên nghiệp tphcm, trung cấp công an, trung cấp kinh tế hà nội, trung cấp lý luận chính trị, trung cấp du lịch hà nội, trường trung cấp dược hà nội

Quản lý yếu kém

Tháng 12.2011, Bộ ban hành Thông tư 57 trong đó có quy định các ĐH, học viện, trường ĐH không đào tạo trình độ TCCN. Thông tư này tạo sự phấn khởi cho các trường TCCN vì họ tin rằng đây là thời cơ giúp các trường thu hút thí sinh thi vào. Ngoài ra, đây cũng là điều mà dư luận mong chờ từ lâu vì đúng với luật Giáo dục hiện hành: Trường ĐH đào tạo trình độ từ CĐ đến tiến sĩ.

Thế nhưng, tháng 6 năm nay, Bộ lại sửa đổi điều 6 trong Thông tư 57. Theo đó, các trường ĐH không phải ngừng tuyển sinh hệ TCCN ngay từ năm 2012 mà xây dựng lộ trình giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh hệ này (mỗi năm giảm không thấp hơn 20% so với chỉ tiêu năm 2011) để dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2017.

Trước thực tế này, dư luận phản ứng rất mạnh vì Thông tư sửa đổi của Bộ GD-ĐT đã vi phạm luật Giáo dục năm 2005 và luật Giáo dục đại học vừa mới ban hành. Sự bất nhất của Bộ làm các trường TC khốn đốn trong tuyển sinh. Qua đây, cũng cho thấy sự quản lý yếu kém, quy định chắp vá của Bộ đã gây ra rối ren trong công tác tuyển sinh hằng năm. Bởi từ khi có luật Giáo dục đến nay đã 8 năm mà Bộ vẫn không thực hiện đúng luật (không xóa bỏ được trường ĐH đào tạo TC).

Không giảm mà còn tăng

Trên thực tế, chỉ tiêu ở nhiều trường ĐH có “truyền thống” đào tạo TCCN chẳng những không giảm mà còn tăng. Để hợp thức hóa điều này, các trường có nhiều cách lách quy định.

3 tháng sau khi Thông tư 57 ra đời, ĐH Tôn Đức Thắng đã nhanh chóng có quyết định nâng cấp Phòng TCCN và dạy nghề của trường thành Trường TCCN Tôn Đức Thắng do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập. Điều đáng nói, trường TC này tuyển sinh trên danh nghĩa ĐH Tôn Đức Thắng. Trên website của Trường Tôn Đức Thắng, trường TC này được xem là một bộ phận của trường. Tính đến thời điểm này, sau 4 đợt, trường TC trên đã gọi 1.465 thí sinh nhập học. Hiện trường còn tiếp tục tuyển đợt tiếp theo đến hết ngày 15.10. Được biết năm 2011, ĐH Tôn Đức Thắng được giao 1.500 chỉ tiêu. Nếu làm đúng theo quy định của Bộ, năm nay trường chỉ được tuyển 1.200 chỉ tiêu hệ TCCN.

Tương tự, ĐH Nguyễn Tất Thành cũng đã kịp mua lại Trường TC Kinh tế công nghệ Gia Định sau thời điểm Thông tư 57 ra đời. Trên bảng tên hiện nay của Trường TC Kinh tế công nghệ Gia Định luôn kèm theo logo của ĐH Nguyễn Tất Thành như một bảo chứng. Trước ngày 1.9, trên website của ĐH Nguyễn Tất Thành có thông báo tuyển sinh 4.000 học sinh TCCN… Trong khi đó năm ngoái, chỉ tiêu của trường là 2.750. Đến ngày 4.9, thạc sĩ Trần Ái Cầm, Phó hiệu trưởng trường này, lại cho biết năm nay Bộ GD-ĐT chỉ duyệt cho 2.000 chỉ tiêu. Hiện nay trên website của trường cũng đã sửa lại thành 2.000 chỉ tiêu. Theo bà Cầm, đội ngũ giảng viên của ĐH Nguyễn Tất Thành vẫn được phân giảng dạy theo khoa chứ không theo bậc học, nghĩa là giảng viên của ĐH cũng dạy luôn cả TC.

Một số trường khác cũng tiếp tục tăng chỉ tiêu. Chẳng hạn ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM (từ 450 chỉ tiêu năm 2011 lên 500 năm 2012), ĐH Thái Bình Dương cũng thành lập Trường TC Thái Bình Dương để tuyển sinh (chỉ tiêu từ 270 lên 500)…

Trước thực trạng này, hiệu trưởng một trường TCCN tại TP.HCM ngậm ngùi cho rằng, nếu các trường ĐH tiếp tục lách luật bằng cách thành lập trường TC mà Bộ vẫn để yên, thì các trường TCCN sẽ khó có cơ hội sống sót.

Hết nguồn tuyển

Ông Võ Thanh Liên, Phó hiệu trưởng Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, cho biết năm nay trường được giao 1.500 chỉ tiêu nhưng đến thời điểm này mới tuyển được 800 học sinh. “Thời gian tới nếu còn tuyển được thì số lượng cũng rất ít. Các trường ĐH, CĐ tuyển TC quá nhiều nên trường TCCN đương nhiên hết nguồn tuyển!”. Trường TC Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn cũng mới tuyển được khoảng 1.000 trên tổng số 2.400 chỉ tiêu. Các trường ngoài công lập lại càng khó khăn. Bà Hà Thị Thanh Thanh, Hiệu trưởng Trường TC Tin học kinh tế Sài Gòn, thông tin: “Trường mới tuyển được gần 100 em trên tổng số 850 chỉ tiêu”. Trường TC Đại Việt đến thời điểm này cũng chỉ tuyển được chưa đầy 40% chỉ tiêu. Thạc sĩ Lê Lâm, Hiệu trưởng nhận định: “Các trường ĐH tiếp tục được thao túng, mở chi nhánh các nơi, lập trường TC thì các trường TCCN không thể nào “đấu” lại”.

Nhập nhằng tuyển sinh

Nói về việc mượn danh trường ĐH để tuyển sinh TC, ông Phạm Như Nghệ, Vụ phó Vụ Giáo dục chuyên nghiệp thuộc Bộ GD-ĐT, khẳng định: “Không có khái niệm trường TC thuộc trường ĐH. Cũng không thể lấy danh nghĩa trường ĐH để tuyển sinh cho trường TC được. Trường nào làm như vậy là sai. Trường không được nhập nhằng, lập lờ gây hiểu lầm cho phụ huynh và thí sinh”.

 

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh ( Thanhnien)