>> Giáo dục, tuyển sinh, hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, học đường.

Các quy định về nghĩa vụ quân sự đối với học sinh, sinh viên

Trường hợp thi và trúng tuyển vào ngành công an có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

- Thiếu tá Nguyễn Mạnh Cường (phó trưởng phòng kế hoạch tuyển sinh Cục Đào tạo, Bộ Công an): Năm 2013 Bộ Công an đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT đề nghị thí sinh trúng tuyển, nhập học các trường công an không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hiện hai bộ chưa có văn bản trả lời, nhưng cơ quan chức năng của hai bộ nói sẽ báo cáo lãnh đạo và trả lời Bộ Công an. Khi hai bộ trả lời, Bộ Công an sẽ thông báo đến công an các tỉnh, thành phố thực hiện.

>>Những đối tượng được hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời bình

Quy định mới nhất về nhập ngũ đối với học sinh, sinh viên:

- Bộ Quốc phòng và Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư liên tịch số 13 sửa đổi, bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.

Từ 7/3/ 2013, nếu công dân cùng nhận giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ, dù thời hạn nhập học quy định có mặt trước thời gian nhập ngũ, vẫn phải thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. Kết quả thi đại học, cao đẳng được bảo lưu.

Theo quy định hiện nay, công dân không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình gồm: người đang theo học nhưng bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 6 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng, hết thời hạn học tập tại trường một khoá học, chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường.

Các quy định về nghĩa vụ quân sự đối với học sinh, sinh viên

Các quy định về nghĩa vụ quân sự đối với học sinh, sinh viên

Đối với các trường hợp trên, công dân phải báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) được bảo lưu kết quả nhập học. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công dân đến trường làm thủ tục nhập học, mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp.

Riêng công dân sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập học mới nhận được lệnh gọi nhập ngũ thì được tạm hoãn nhưng phải có xác nhận của hiệu trưởng và cơ quan quân sự địa phương.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 7/3/2013.

Tư vấn tuyển sinnh ngành công an nhân dân

* Muốn được làm cảnh sát môi trường phải đăng ký vào ngành nào? Em tốt nghiệp CĐ ngành môi trường, muốn làm cảnh sát về lĩnh vực môi trường thì bằng cách nào?

(nv7.nguyengiang...)

- Thiếu tá Nguyễn Mạnh Cường: Các trường ĐH, CĐ, trung cấp công an lấy điểm trúng tuyển chung cho tất cả các ngành đào tạo. Sau khi thí sinh trúng tuyển trường mới phân ngành, chuyên ngành đào tạo dựa theo một số căn cứ như nhu cầu sử dụng cán bộ theo từng lĩnh vực nghiệp vụ, sức khỏe, giới tính, nguyện vọng... Phòng chống tội phạm về môi trường là một chuyên ngành của ngành điều tra trinh sát.

Nếu bạn còn trong độ tuổi (không quá 20 tuổi) thì có thể đăng ký dự thi vào Học viện Cảnh sát hoặc Trường ĐH Cảnh sát, trúng tuyển thì đăng ký nguyện vọng vào học chuyên ngành này. Nếu bạn tốt nghiệp CĐ mà muốn vào công an thì không thuộc lĩnh vực tuyển sinh mà thuộc lĩnh vực tuyển dụng (không thuộc thẩm quyền của chúng tôi nên khó giải thích cho bạn). Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, tuyển dụng vào ngành công an chủ yếu tuyển đối tượng tốt nghiệp ĐH hệ chính quy.

* Em là nữ, thích làm cảnh sát điều tra, vậy em có học được ngành này không? Nếu được thì em sẽ phải đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Công an nhân dân hay ĐH An ninh nhân dân và khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở đâu?

(winter.flower_...)

- Thiếu tá Nguyễn Mạnh Cường: Tất cả ngành đào tạo của các trường công an đều tuyển nữ với tỉ lệ 10% chỉ tiêu. Các trường an ninh và cảnh sát đều có ngành điều tra. Nếu học ngành điều tra của trường an ninh, sau khi ra trường làm công tác điều tra các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; học ngành điều tra của trường cảnh sát khi ra trường làm công tác điều tra các tội phạm về trật tự xã hội (tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, sở hữu của công dân, sở hữu của các cơ quan, tổ chức...)

Theo tác giả Minh Giảng, báo Tuổi trẻ