Cục Khảo thí và Kiểm định Bộ GD-ĐT không còn quản lý tuyển sinh

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về tuyển sinh ĐH, CĐ từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục sang Vụ Giáo dục ĐH.

Theo đó, từ nay Vụ Giáo dục ĐH sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giúp bộ trưởng về công tác tuyển sinh. Vụ này sẽ xây dựng và trình bộ trưởng phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh; xây dựng, quản lý và tập huấn sử dụng phần mềm tuyển sinh… Đặc biệt, vụ này cũng sẽ là đơn vị chủ trì phối hợp với Cục Công nghệ thông tin của Bộ và các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng phần mềm xét tuyển.

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ còn quản lý nhà nước các kỳ thi quốc gia như: học sinh giỏi, THPT, kiểm định giáo dục…

Vụ Giáo dục đại học sẽ quản lý tuyển sinh ĐH, CĐ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ vừa có quyết định chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về tuyển sinh đại học, cao đẳng từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục sang Vụ Giáo dục đại học.

Theo đó, Vụ Giáo dục đại học chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

Vụ này có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh, xây dựng, quản lý và tập huấn sử dụng phần mềm tuyển sinh 2017; chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn UBND cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện công tác tuyển sinh

Vụ Giáo dục đại học sẽ thực hiện các nhiệm vụ trong công tác tuyển sinh theo phân công của Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Như vậy, sau vài năm thực hiện chuyển nhiệm vụ tuyển sinh đại học, cao đẳng từ Vụ Giáo dục đại học về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, nay Bộ GD-ĐT lại chuyển nhiệm vụ này như trước đây.

Tổng hợp tin tức giao dục - tuyển sinh mới nhất ngày 05/12/2016

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục không còn quản lý về tuyển sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có quyết định chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về tuyển sinh đại học, cao đẳng về Vụ Giáo dục đại học.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa có quyết định chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về tuyển sinh đại học, cao đẳng từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục sang Vụ Giáo dục đại học.

Theo đó, Vụ Giáo dục đại học chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

Vụ này có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh, xây dựng, quản lý và tập huấn sử dụng phần mềm tuyển sinh;

Và chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn UBND cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện công tác tuyển sinh.

Vụ Giáo dục đại học sẽ thực hiện các nhiệm vụ trong công tác tuyển sinh theo phân công của Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Đặc biệt, vụ này cũng sẽ là đơn vị chủ trì phối hợp với Cục Công nghệ thông tin của Bộ và các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng phần mềm xét tuyển.

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục quản lý nhà nước các kỳ thi quốc gia như: học sinh giỏi, THPT, kiểm định giáo dục…

Cần Thơ tổ chức thi thử THPT quốc gia 2017

Nội dung thi thử THPT quốc gia tại Cần Thơ được Sở GD&ĐT thông tin tại công văn số 2996/SGDĐT-GDTrH ngày 1/12/2016.
Theo đó, đề chung cho cả hai hệ giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên do Sở GD&ĐT ra đề các môn/bài: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Hệ giáo dục THPT: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân; Hệ giáo dục thường xuyên: Lịch sử, Địa lí) đối với khối 12. Nội dung kiểm tra trong chương trình 12.

Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan bao gồm các môn/bài kiểm tra: Toán (90 phút), Ngoại ngữ (60 phút, đối với hệ giáo dục THPT), Khoa học tự nhiên (150 phút), Khoa học xã hội (150 phút đối với hệ giáo dục THPT; 100 phút đối với hệ giáo dục thường xuyên). Môn Ngữ văn kiểm tra bằng hình thức tự luận (120 phút).

Thời gian tổ chức thi thử vào 11-12/5/2017.

Từ 5,5 điểm sẽ được xét tuyển vào các trường cao đẳng Y, Dược

Các môn thi có điểm số từ 5,5 trở lên thí sinh được phép xét tuyển vào các trường cao đẳng Y, Dược. Đây là nội dung lấy ý kiến dự thảo quy định, quy chế tuyển sinh Cao đẳng Y, Dược năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo Điều 17 của Dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để đưa ra phương án tuyển sinh riêng cho trường nhưng không thấp hơn ngưỡng quy định của Bộ.

Theo đó, các trường Cao đẳng Y tế sẽ căn cứ kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 của thí sinh để xét tuyển Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Xét nghiệm…Đối với trường Cao đẳng Y, Dược, sẽ sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả điểm học bạ THPT thì căn cứ theo điều 20 của Dự thảo quy chế tuyển sinh, yêu cầu điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển năm 2017 hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển năm 2017 tính theo thang điểm 10 thì không được nhỏ hơn 5,5 điểm.

Đây có thể là điểm khác biệt so với quy chế tuyển sinh Cao đẳng Y, Dược  năm 2016, quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với hệ cao đẳng là tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT.

Dự thảo tuyển sinh Cao đẳng Y, Dược năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép các trường được tự do lựa chọn các phương án xét tuyển với 02 phương án. Cụ thể, với phương án 1, sẽ  sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 và phải có Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào hệ cao đẳng chính quy. Phương án 2 là tự chủ tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Đối với trường đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, sẽ được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi (tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 1,0 điểm (theo thang điểm 10) và phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.

Đưa điểm “liệt” thi tốt nghiệp vào thi đua giáo viên

Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia, ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26.02.2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định: Điểm “liệt” là điểm bài thi từ 1 trở xuống; thí sinh có môn thi bị điểm “liệt” sẽ trượt tốt nghiệp. Thống kê của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015 cả nước có 37.000 điểm “liệt”, năm 2016 có 19.000 bài thi bị điểm “ liệt”. Vì sao năm nào thi tốt nghiệp cũng có thí sinh bị điểm “liệt”?

Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia, ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26. 02.2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, quy định: “ Học sinh lớp 12 được dự thi tốt nghiệp khi học lực cả năm không bị xếp loại kém”. Còn theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12.12.2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, quy định: “Học lực xếp loại kém khi điểm trung bình các môn cả năm dưới 3,5 hoặc có một môn học có điểm trung bình cả năm dưới 2,0”.

Thực trạng, ở trường phổ thông cho thấy, rất ít học sinh không được dự thi tốt nghiệp THPT vì lý do học lực kém. Có thể khẳng định, một học sinh bị điểm “ liệt” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở một môn thi nào đó, đúng ra thầy, cô bộ môn đó không nên để các em đi thi; bởi lẽ ở trường phổ thông, Hiệu trưởng phân công giáo viên bộ môn dạy từ lớp đầu cấp đến lớp cuối cấp, nên biết rõ trình độ và năng lực học tập của từng học sinh.

Có thể từ nguyên nhân: thương học trò trải qua 12 năm học, hoặc học trò đó học thêm với mình, hoặc là con cháu của người thân… gửi gắm; nhưng quan trọng hơn hết là đầu năm học giáo viên đã đăng ký danh hiệu “ Lao động tiên tiến” và xếp loại cán bộ, viên chức “ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Bởi vậy, từ thương hại, nể nang và bệnh thành tích, nên giáo viên không thể không cho các em dự thi tốt nghiệp, dù biết rõ học sinh đó học kém và tìm mọi cách để các em đủ điều kiện dự thi, trong đó cách đơn giản nhất là “nâng điểm” ở loại hình kiểm tra mà giáo viên dạy còn được tự ra đề, tự tổ chức trên lớp và tự chấm bài kiểm tra, trong khi bộ phận quản lý chuyên môn của nhà trường không thể giám sát và thẩm định được kết quả.

Thế nên, có nhiều học sinh ở nhiều trường phổ thông được dự thi tốt nghiệp “nhầm”, tất nhiên khi thi sẽ bị điểm “liệt”, nếu như cán bộ coi thi nghiêm túc.

Mặt khác, hành vi “nâng điểm” để học sinh được thi tốt nghiệp là vi phạm quy chế chuyên môn, cũng là hình thức “gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh”, đó là hành vi giáo viên không được làm theo điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28.3.2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); hành vi này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền theo điều 13 Nghị định số: 138/2013/NĐ-CP ngày 22.10.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Thế nhưng, trong nội dung thi đua ở các trường phổ thông, không có trường nào đưa tỉ lệ học sinh bị điểm ”liệt” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT làm tiêu chí xét thi đua giáo viên, mà chỉ tính tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp.

Do đó, để hạn chế thí sinh bị điểm “liệt” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thiết nghĩ Hiệu trưởng ngoài việc phân công giáo viên bộ môn dạy từ lớp đầu cấp đến lớp cuối cấp để nắm vững trình độ và năng lực học tập của học sinh, cần phải siết chặt quản lý các loại điểm kiểm tra không để giáo viên nâng điểm cho học sinh kém dự thi tốt nghiệp; mặt khác trong điều kiện chưa thể quản lý tốt việc cho điểm của giáo viên nhất là điểm kiểm tra miệng, cần thiết đưa tỉ lệ học sinh bị điểm” liệt” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT làm tiêu chí xét các danh hiệu thi đua giáo viên.

Nên chăng, ngành giáo dục cần quy định thêm tiêu chí về tỉ lệ học sinh bị điểm ”liệt” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vào tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua trong Thông tư số: 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31.12.2015 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục, để các cơ sở trường học thực hiện. Có đưa tỉ lệ học sinh bị điểm” liệt” trong kỳ thi tốt nghiệp vào thi đua giáo viên, các trường phổ thông mới có thể nâng cao được chất lượng dạy và học; qua đó góp phần hạn chế được thí sinh bị điểm “liệt”; nhất là không còn thí sinh đỗ “nhầm” tốt nghiệp THPT.

TP.HCM kiến nghị biên soạn sách giáo khoa riêng

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị để thành phố được biên soạn bộ sách giáo khoa riêng cho học sinh, phù hợp với tính chất, đặc thù của thành phố.

Thông tin từ báo Sài Gòn Giải Phóng, tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội ngày 3/12, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu kiến nghị để thành phố được biên soạn bộ sách giáo khoa riêng cho học sinh, phù hợp với tính chất, đặc thù của thành phố.

Theo bà Nguyễn Thị Thu, nội dung bộ sách giáo khoa hiện hành còn quá nặng về lý thuyết, do vậy học sinh có ít thời gian thực hành, tự nghiên cứu cũng như tham gia các hoạt động xã hội, dẫn đến thụ động trong tiếp thu kiến thức.

Đây không phải là lần đầu tiên thành phố đưa ra kiến nghị này, trước đó, thành phố đã từng đề xuất bằng văn bản lên Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không được chấp thuận.

Tổng hợp