>> Điểm thi tốt nghiệp 2015 >> Điểm thi đại học 2015 >> Điểm chuẩn đại học 2015


Đợt cuối xét tuyển NV1, 3 việc Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu triển khai

Đợt cuối xét tuyển NV1, 3 việc Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu triển khai

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận vừa gửi công điện chiều 16/8 đến Giám đốc các sở GD&ĐT; Giám đốc/Hiệu trưởng các ĐH, học viện, viện, trường ĐH, CĐ.

Nội dung công điện nêu rõ:

Trong đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐHCĐ) nguyện vọng 1 đang diễn ra, nhiều đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng (gọi chung là các trường) và sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã thể hiện tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”, các thầy cô giáo đã khắc phục nhiều khó khăn, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh có đủ thông tin để đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và thay đổi nguyện vọng.

Dự kiến trong những ngày cuối của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 (từ 17 đến 20/8/2015), số lượng thí sinh đến các trường để nộp, rút ĐKXT có thể rất đông.

Để chủ động phục vụ thí sinh và thực hiện thành công kỳ tuyển sinh, Bộ GDĐT đề nghị các đồng chí Giám đốc sở GDĐT và Hiệu trưởng các trường chủ động triển khai ngay một số công việc sau:

1. Huy động đủ nhân lực, tập trung phương tiện kỹ thuật, tăng thời gian làm việc hàng ngày… để tiếp nhận ĐKXT, rút ĐKXT của thí sinh trong các ngày từ 17 đến 20/8/2015.

2. Các trường chỉ đạo cán bộ tham gia công tác tuyển sinh chủ động phân loại, sắp xếp, quản lý hồ sơ ĐKXT của các thí sinh có điểm thấp hơn mức điểm trong phạm vi chỉ tiêu tuyển sinh để việc rút hồ sơ ĐKXT của các thí sinh được thuận lợi, nhanh chóng.

3. Kịp thời phản ảnh về Bộ GDĐT (qua Vụ GDĐH và Cục KT&KĐCLGD) các vấn đề phát sinh để có giải pháp kịp thời.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc các sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc/Hiệu trưởng các trường và thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT thực hiện  nghiêm túc nội dung công điện này.

167 thí sinh trúng tuyển vào ĐH Bách khoa TP.HCM

Đây là những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, dự bị ĐH và thí sinh thuộc 5 trường THPT đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm2014.

Cụ thể, có theo đó có 95 thí sinh diện tuyển thẳng là những học sinh đạt giải nhất, nhì, ba kì thi học sinh giỏi quốc gia và có đề tài đạt giải hội thi khoa học kỹ thuật.

Có 48 thí sinh trúng tuyển diện xét tuyển thẳng là các thí sinh này thuộc các huyện nghèo, có điểm trung bình đạt 8,5 trở lên.

Có 6 thí sinh trúng tuyển diện dự bị đại học.

Ngoài ra có 18 thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2015 thuộc 5 trường THPT đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2014 thỏa các điều kiện xét tuyển của Trường ĐH Bách khoa. Tất cả những thí sinh này đều có học lực giỏi và hạnh kiểm tốt, điểm tổng kết từ 8,0 trở lên.

Thí sinh thật sợ thí sinh ‘ảo’

Nhiều TS và phụ huynh cho rằng những rối ren mà hiện họ đang gặp phải chủ yếu do cách thông tin thiếu tường minh. Các trường cập nhật danh sách đầy ắp dữ liệu nhưng thông tin mà TS cần nhất lại thiếu.

Nguyễn Thu H., cựu học sinh Trường THPT Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà Nội gọi đến Báo Thanh Niên để nhờ tư vấn. H. cho biết nhìn vào danh sách những TS nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Thương mại mà “choáng ngợp” vì với nguyện vọng nào, H. cũng nằm ngoài chỉ tiêu. Sau khi quan sát các danh sách mà Trường ĐH Thương mại cập nhật trong nhiều lần từ ngày 1 - 15.8, chúng tôi nhận thấy các danh sách này chưa hề loại trừ TS ảo. Nghĩa là cũng một TS nhưng xuất hiện từ 3 đến 4 ngành khác nhau (theo số nguyện vọng mà TS đăng ký). Vì thế số TS đăng ký xét tuyển vào trường chỉ chưa đến 6.000 nhưng số thứ tự trên danh sách xấp xỉ 16.000. “Quá nhiều thông tin nhưng thông tin TS cần là họ đứng ở vị trí nào trong danh sách có khả năng trúng tuyển lại không có. Ngày nào tôi và con cũng ngồi canh mạng, vào rồi lại ra vì dữ liệu thì đầy ắp mà lại không có thông tin hữu ích”, một phụ huynh học sinh Trường THPT Sơn Tây, Hà Nội cho biết.

Chị Phạm Hà Thanh, ngõ 210 phố Lê Trọng Tấn, Hà Nội cũng cho rằng năng lực tổ chức thông tin trên website của các trường quá kém khiến phụ huynh rơi vào tình trạng càng tìm kiếm càng bị mất phương hướng.

Một số phụ huynh cho biết cách cung cấp dữ liệu của Học viện Ngân hàng trong mấy ngày đầu rất “ảo”.

Trao đổi với Thanh Niên, PGS-TS Bùi Xuân Nhàn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, cho biết do phương thức tuyển sinh quá mới nên trường hoàn toàn phụ thuộc vào phần mềm tuyển sinh của Bộ. Khi chưa có “lệnh” của Bộ thông báo dự kiến điểm xét tuyển thì trường chỉ có thể trích xuất dữ liệu ra ở dạng thô để thông báo cho TS. Trong lần cập nhật thông tin ngày hôm qua, Trường ĐH Thương mại đã bắt đầu đưa điểm dự kiến trúng tuyển. “Đến thời điểm này, những em có mức xét tuyển là 20 - 21 khối D có thể vẫn đang an toàn”, ông Nhàn nhận xét.

Ông Trần Mạnh Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết công bố của học viện này trong suốt những ngày qua là thực hiện chuẩn theo quy định của Bộ. Tuy nhiên, mới đây, sau khi được nhiều phụ huynh góp ý, học viện cũng đã xếp thứ tự TS theo tổng điểm xét tuyển (bao gồm điểm ưu tiên) nhưng việc lọc TS ảo là rất khó.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Bộ đã đề nghị các trường đến thời điểm này phải cập nhật danh sách TS cùng với dự kiến điểm xét tuyển để giúp TS điểm cao yên tâm, điểm thấp hơn có thời gian rút hồ sơ nộp trường khác.

Sau phúc khảo bài thi tăng từ 1,75 lên 7,5 điểm

Ngày 15.8, nhiều trường ĐH chủ trì cụm thi THPT quốc gia đã công bố kết quả chấm phúc khảo. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có tới 3.000 bài được đề nghị chấm phúc khảo, sau khi chấm có 41 bài tăng điểm.

Đáng lưu ý, một thí sinh có điểm bài thi môn toán tăng từ 1,75 lên 7,5 (tăng 5,75 điểm). Theo đó, tổng điểm 3 môn (toán, hóa, sinh) chưa nhân hệ số của thí sinh này tăng từ 17 lên 22,75 điểm. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trường này, cho biết sai sót này do lỗi nhập điểm.
Trong số 500 bài thi đề nghị chấm phúc khảo tại cụm thi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có 116 trường hợp thay đổi điểm trong khoảng từ 0,25 đến 1 điểm. Trong đó có tới 80 bài thi được đề nghị phúc khảo ở môn văn. Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, nguyên nhân là quan điểm văn học khác nhau của từng người, một phần vì áp lực chấm thi quá lớn.
Trường ĐH Sài Gòn có 18 thí sinh được thay đổi điểm sau khi chấm phúc khảo, phần lớn điểm tăng từ 0,25 đến 3,75 điểm. Trong đó có đến 16 trường hợp do chấm sót ý, 2 trường hợp nhập điểm và cộng điểm sai. Còn ĐH Quốc gia TP.HCM có 41 trong số 655 bài thi chấm phúc khảo được điều chỉnh điểm.

Tuyển sinh Đại học năm 2015: Lượng hồ sơ chênh lệch lớn giữa các trường

Đợt xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường Đại học, Cao đẳng sắp kết thúc. Song sự chênh lệch lượng hồ sơ giữa các trường top trên, top giữa với trường top dưới khá rõ.

Nửa tháng qua, tại một số trường cao đẳng như Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội, Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà Nội, Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, nhiều phòng tuyển sinh vắng bóng thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển. Nhiều trường Đại học top dưới cũng chung tình trạng này.

Trường Đại học Phương Đông là một trong những trường Đại học Dân lập có tiếng ở Hà Nội, nhưng sau hơn nửa tháng nhận hồ sơ, đến nay, mới thu được khoảng 600 bộ hồ sơ trực tiếp và hơn 1.000 hồ sơ đăng ký trực tuyến.

Lãnh đạo một số trường top dưới cho rằng, với điểm sàn 15 điểm mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong năm nay (2015), cộng với những thay đổi trong công tác tuyển sinh, việc tuyển đủ chỉ tiêu của các trường Đại học top dưới và Cao đẳng sẽ khó khăn hơn nhiều so với các năm trước.

Cảnh báo nguy cơ quá tải nộp hồ sơ những ngày cuối

Các chuyên gia nhận định, những ngày cuối cùng của đợt xét tuyển nguyện vọng 1, số thí sinh đến nộp hồ sơ sẽ rất đông dẫn đến cảnh chờ đợi, xếp hàng, quá tải.

Những ngày qua, tình trạng thí sinh xếp hàng nộp hồ sơ diễn ra ở nhiều trường đại học tại TP HCM và Hà Nội. Nhiều chuyên gia lo ngại tình trạng quá tải ở các trường sẽ xảy ra khi chỉ còn bốn ngày nữa thời gian nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 dành cho thí sinh sẽ kết thúc.

Theo đó, áp lực dồn lên các trường đại học trong bốn ngày tới sẽ rất lớn. Nguyên nhân là một bộ phận thí sinh chưa nộp hồ sơ xét tuyển, vẫn dành thời gian để theo dõi tình hình, và khi thời gian sắp hết sẽ quyết định đi nộp.

Bên cạnh đó, một số lượng không nhỏ những em đã nộp hồ sơ, đến giai đoạn cuối xác định được mình không có khả năng đỗ sẽ kéo nhau đến các trường đại học để rút hồ sơ, rồi đi nộp ở một đại học khác.

"Tình trạng xếp hàng, chờ đợi, quá tải sẽ không thể tránh khỏi, đòi hỏi các trường phải có sự chuẩn bị tốt về nhân lực cho quá trình tiếp nhận và trả hồ sơ", một chuyên gia nhận định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận tình trạng nói trên rất có thể xảy ra. Vì vậy, để chủ động phục vụ thí sinh và thực hiện thành công kỳ tuyển sinh, ngay trong chiều 16/8, Bộ Giáo dục đã có công văn đề nghị các Giám đốc sở Giáo dục và hiệu trưởng các trường chủ động huy động đủ nhân lực, tập trung phương tiện kỹ thuật, tăng thời gian làm việc hàng ngày… để tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, hoặc rút hồ sơ của thí sinh trong các ngày từ 17 đến 20/8.

Bộ Giáo dục yêu cầu các trường chỉ đạo cán bộ tham gia công tác tuyển sinh chủ động phân loại, sắp xếp, quản lý hồ sơ đăng ký xét tuyển của các thí sinh có điểm thấp hơn mức điểm trong phạm vi chỉ tiêu tuyển sinh để việc rút hồ sơ của thí sinh được thuận lợi, nhanh chóng.

Nếu có vấn đề phát sinh thì Sở Giáo dục và các trường nhanh chóng thông tin về Vụ Giáo dục Đại học hoặc Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ kết thúc vào 17h chiều 20/8.

ĐH Cần Thơ: Xét tuyển 2 ngành Chương trình tiên tiến

Năm 2015, Trường ĐH Cần Thơ xét tuyển đào tạo 2 ngành trình độ ĐH theo Chương trình tiên tiến là Công nghệ sinh học và Nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, Trường ĐH Cần Thơ xét tuyển ngành Công nghệ sinh học khóa 10, dựa theo chương trình của Trường ĐH Michigan State, Hoa Kỳ và ngành Nuôi trồng thủy sản khóa 8, dựa theo chương trình của Trường ĐH Auburn, Alabama, Hoa Kỳ.

Thời gian đào tạo là 4,5 năm (154 tín chỉ ngành Công nghệ sinh học và 141 tín chỉ ngành Nuôi trồng thủy sản. Học kỳ đầu tiên được học bồi dưỡng tăng cường năng lực Tiếng Anh, miễn học phí, với 20 tín chỉ).

Năm học 2015 - 2016, mức học phí học phần giảng dạy bằng tiếng Việt từ 201.000 đồng/tín chỉ đến 238.000 đồng/tín chỉ; học phần giảng dạy bằng tiếng Anh từ 402.000 đồng/tín chỉ đến 476.000 đồng/tín chỉ.

Chỉ tiêu xét tuyển: khoảng 30 - 40 sinh viên/ngành.

Điều kiện nộp đơn và xét tuyển: Ứng viên là sinh viên đã trúng tuyển ĐH hệ chính quy vào Trường ĐH Cần Thơ năm 2015. Có kết quả Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 của 1 trong 4 tổ hợp môn thi như sau: Toán, Lý và Hóa; Toán, Lý và Tiếng Anh; Toán, Hóa và Tiếng Anh; Toán, Hóa và Sinh.

Các ứng viên phải qua Kỳ thi kiểm tra trình độ Tiếng Anh đầu vào do Trường ĐH Cần Thơ tổ chức (dự kiến kỳ thi được tổ chức từ ngày 26/9/2015 đến ngày 4/10/2015). Trường xét tuyển dựa trên kết quả: tổ hợp môn thi thí sinh đăng ký và kiểm tra trình độ Tiếng Anh.

Thời gian và địa điểm nhận đơn đăng ký xét tuyển từ ngày 25/8/2015 đến ngày 25/9/2015. Địa điểm: Phòng Đào tạo, Trường ĐH Cần Thơ, Khu II, đường 3/2, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Xét tuyển ĐH, CĐ: Vật vã những ngày cuối

Chỉ còn ít ngày nữa, đợt 1 xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 sẽ kết thúc. Tại các địa điểm tiếp nhận hồ sơ, nhiều TS đổ xô nộp vào, rút ra nhưng cũng nhiều em vẫn còn lừng chừng trước những lựa chọn.

Theo ông Nguyễn Vũ Thắng - Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội càng về những ngày cuối của đợt xét tuyển đầu tiên lượng thí sinh rút hồ sơ càng đông, trung bình từ 400 đến 500 hồ sơ một ngày.

Ông Nguyễn Vũ Thắng cho biết: “Khi rút hồ sơ ra chúng tôi phải quét hồ sơ để báo cáo với Bộ về trường hợp thí sinh đó rút ra khỏi trường Bách khoa Hà Nội. Sau khi quét hồ sơ và báo với Bộ rồi thì em ấy mới nộp đơn được vào trường khác” chính vì vậy trường ĐH Bách khoa Hà Nội không thể giải quyết trả hết hồ sơ cho thí sinh trong ngày mà chỉ ưu tiên những thí sinh ở xa.

Ông Trịnh Minh Thụ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi cho biết: Trong những ngày cuốih đăng ký thì các em chọn sang ngành khác, Về việc rút sơ trường cũngchuẩn bị sẵn các mẫu để các em điền và rút ra.

Theo ông Thụ: Cần phải chấp nhận chuyện rủi ro. “Các em gửi qua đường bưu điện chưa đến thì chưa thể cập nhật được. Tính theo dấu bưu điện là 17h ngày 20/8. Chúng tôi sẽ tính toán kỹ nhưng vẫn phải có cái rủi ro. Tôi nghĩ rằng những trường hợp đó, chẳng qua là trường hợp điểm bấp bênh, còn điểm cao rồi mà muốn chọn đổi cao hơn nữa thì tất nhiên phải có chấp nhận phần trăm nhất định. Nếu 21, 22 điểm mà nộp vào trường ĐH Thủy lợi thì khả năng trúng tuyển cao, không đỗ vào ngành này thì các em đỗ vào ngành khác. Nhưng anh lại muốn nộp sang ngành khác ở trường khác năm ngoái có điểm chuẩn 20,5 hoặc 21,5 và chờ ở trường đó thì chấp nhận có những rủi ro nhất định”, ông Thụ nói.

Tổng hợp