Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Sẽ tạo điều kiện để tất cả thí sinh được dự thi

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân qua điện thoại về thông tin 17 thí sinh tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) có nguy cơ không được dự thi đại học, cao đẳng năm 2012 do Hội đồng tuyển sinh Công an tỉnh Lâm Đồng xét duyệt hồ sơ vào các trường công an nhân dân quá chậm, chiều 14-5, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định sẽ tạo điều kiện để tất cả thí sinh không bị mất quyền dự thi. Tuy nhiên, ông Ngô Kim Khôi nói sẽ có trả lời cụ thể sau khi kiểm tra lại thông tin.

17 thí sinh nói trên nhận được quyết định loại khỏi danh sách thí sinh dự thi vào các trường công an nhân dân do không đủ điều kiện dự thi hôm 7-5, nhưng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hạn cuối cùng để thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 là ngày 23-4 tại trường dự thi (không được nộp qua bưu điện). Theo quy định này, 17 thí sinh tại Di Linh có nguy cơ mất quyền dự thi nếu không có quyết định và hướng dẫn kịp thời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề thi sai do... đánh máy

Theo nhiều phụ huynh TP.Long Xuyên (An Giang), đề thi học kỳ 2 môn hóa khối lớp 9 tổ chức thi vào ngày 11.5 có sai sót.

Cụ thể đề thi phần 2, tự luận ở câu 2 (1,0 điểm) cho như sau: “Bằng phương pháp hóa học phân biệt 3 chất khí bị mất nhãn sau: benzene, etilen, cacbonit. Cũng ở phần 2 tự luận, câu 3 (2,5 điểm) đề cho như sau: “Cho 10,6 gam hỗn hợp gồm rượu etylic nguyên chất và axit axetic vào bình đựng dung dịch NaOH thì thấy có 4 gam NaOH tham gia phản ứng. C=2, Na=40, H=1, 0=16”.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Minh Phú, người trực tiếp ra đề môn hóa giải thích câu 2 phần tự luận đánh máy sai, lẽ ra phải là “Bằng phương pháp hóa học phân biệt 3 chất khi mất nhãn chứ không phải 3 chất khí mất nhãn”. Câu 3: C=12 nhưng ghi bằng =2 là do sơ suất đánh máy; Thay vì cho Na=23 nhưng cũng do sơ suất khi đánh máy nên thành Na=40! Theo ông Phú khi phát hiện đánh máy sai ông đã gọi điện thoại cho lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP.Long Xuyên thông báo cho các trường nhưng điện không được. Ông Phú, cho rằng do học sinh đều biết rõ khối lượng C=12, Na=23 nên không ảnh hưởng đến bài thi!

Sự “phá cách” ở trường Thực Nghiệm vẫn chỉ là kỳ vọng

Mong muốn có sự “phá cách” không theo lối mòn hay sợ bệnh thành tích thường có ở những trường công lập là những lý do chính khiến phụ huynh quyết tâm xin cho con vào học trường Thực nghiệm. Tuy nhiên, tiếng nói của những người trong cuộc cho thấy điều đó vẫn chỉ là kỳ vọng.

Có thể nói một trong những điểm thu hút sự quan tâm của phụ huynh vào trường Thực nghiệm là sự hứa hẹn một phương pháp giáo dục khách quan, không áp lực về thành tích và phát triển một cách tự nhiên nhất cá tính mỗi học sinh. “Tôi đã tìm mọi mối quan hệ để chắc chắn một suất cho con mình vào học dù được nhiều người cảnh báo là mô hình này vẫn đang cần phải xem xét” - một phụ huynh có con học lớp 3 ở trường này cho biết.

Lý do phụ huynh này hăng hái cho con vào học ở đây  là vì mong muốn cho con mình được “tháo cũi”, không phải e ngại bởi các giờ học gò bó khi đến trường, không sợ thầy, sợ cô, không phải nghe cô phàn nàn vì kết quả học tập của con ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp và toàn trường... Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy. Dù cơ sở vật chất tốt hơn nhưng chương trình giảng dạy, so với các trường công lập, sự khác biệt ở đây không nổi trội. “Tôi vẫn mong muốn con mình được hưởng môi trường giáo dục tích cực và thông thoáng hơn kiểu truyền thống” - phụ huynh này chia sẻ. Bên cạnh đó, vị phụ huynh này phàn nàn: “Năm đầu tiên, lớp của con có 38 cháu nhưng lớp 2 đã tăng lên 40 cháu và thành 42 cháu ở lớp 3. May mà không thể tăng thêm được nữa vì lớp đã quá chật”.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2012: Hà Nội huy động gần 450 thanh tra cắm chốt

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Hà Nội sẽ huy động gần 450 cán bộ thanh tra cắm chốt tại các hội đồng coi thi, tức là cứ 7 phòng thi có một thanh tra làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế thi của các thành viên hội đồng.

Những nơi có đông thí sinh dự thi, địa bàn phức tạp, dễ xảy ra sự cố… được bổ sung số lượng thanh tra. Tỷ lệ quy định của Bộ GD-ĐT là từ 7 đến 10 phòng thi có một thanh tra.

Ngoài ra, Sở GD-ĐT cũng đã thành lập 18 đoàn kiểm tra cơ sở vật chất, hồ sơ dự thi của TS; 15 đoàn đưa đề thi đến các hội đồng coi thi; 18 đoàn thanh tra lưu động tới các hội đồng coi thi; 5 đoàn kiểm tra công tác bảo vệ đề và bài thi.

Tính đến ngày 12-5, Hà Nội có 77.808 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp, trong đó có 71.597 thí sinh dự thi THPT, số còn lại dự thi ở hệ bổ túc THPT.

Tin liên quan đến xét tuyển:

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: QĐND - Thanhnien)