Tin liên quan:

>> 124 thí sinh bị đình chỉ thi

>> Đáp án đề thi đại học môn Sử khối C

>> Đáp án đề thi đại học môn Toán khối B

TS nữ phải búi tóc cao!

Đây là quy định dành cho tất cả TS nữ dự thi vào Trường ĐH Luật TP.HCM.

Điều này nhằm ngăn chặn việc TS có ý định sử dụng tai nghe, thiết bị công nghệ cao để nghe thông tin từ bên ngoài truyền vào.

Ngoài ra, tại các điểm thi của trường này, ở mỗi phòng thi đều có sẵn tờ “Danh sách TS dự thi đăng ký mang thiết bị ghi âm, ghi hình, máy ảnh vào phòng thi” và thông báo “Nếu TS có nhu cầu mang theo loại máy nào vào phòng thi thì đăng ký”. Đồng thời, tại mỗi điểm thi nhà trường đều cử một giám sát kỹ thuật về công nghệ thông tin để trong trường hợp có TS đăng ký mang vào phòng thi các thiết bị này sẽ kiểm tra chức năng máy.

Một công việc, nhiều nỗi lo

Sinh viên ai cũng háo hức được một lần làm giám thị coi thi, nhưng thật ra khi trải qua hai buổi tập huấn về cách thức coi thi, giờ giấc, quy chế, phong cách, ăn mặc, nội quy... của cán bộ coi thi, nhiều sinh viên bắt đầu lo lắng, thậm chí có sinh viên xin rút tên.

Vừa coi thi xong đợt 1 kỳ tuyển sinh năm nay, Tào Hữu Đạt (SV năm 4 ĐH Sài Gòn) đang chuẩn bị đi coi thi tiếp đợt 2 cho biết từng làm công tác hội sinh viên lâu năm, thế mà ngay ngày làm thủ tục dự thi, tự dưng mình vẫn cảm thấy hơi run, tâm lý “cứng” lại, các thao tác không nhanh nhẹn như lúc tập huấn. Hoàn cảnh của Đạt cũng giống hầu hết các bạn sinh viên lần đầu được “thăng chức” làm giám thị phòng thi.

Sự lo lắng, hồi hộp và căng thẳng là chuyện thường gặp của sinh viên lần đầu làm công tác coi thi. Phạm Nguyễn Phương Thà (SV năm 3 ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ: “Lần đầu đi coi thi mình run nhiều hơn vui. Run vì đây là kỳ thi rất quan trọng, mình làm những thao tác hoàn toàn mới, dù không khó nhưng nếu không cẩn thận, lỡ sai sót thì có nguy cơ bị kỷ luật cao. Đặc biệt lo nhất về những thiết bị công nghệ hiện nay rất tinh vi, mà mình mập mờ về công nghệ nên chẳng biết kiểm tra”.

Đồng cảm với Thà, cô sinh viên năm 3 ĐH Tôn Đức Thắng Trần Đình Ngọc Linh nói tiếp: “Thật sự những ngày trước khi đi coi thi mình rất lo. Bản thân không am hiểu các thiết bị ghi âm, ghi hình, máy tính soạn thảo văn bản... nên nếu kiểm tra không kỹ, rất dễ vi phạm quy chế coi thi”. Rất may cho Linh, khi đi tập huấn, ban chỉ đạo tuyển sinh của trường thông báo những trường hợp thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi đều phải chuyển qua bộ phận thư ký hội đồng thi có cán bộ chuyên môn kiểm tra.

Năm trước, báo chí thông tin nhiều trường hợp giám thị ký nhầm ô trên giấy thi của thi sinh đã bị kỷ luật ở Khánh Hòa, hay tình huống không thống nhất về loại máy tính được phép đưa vào phòng thi ở một hội đồng thi Trường ĐH Tài chính - marketing TP.HCM càng khiến áp lực dồn lên giám thị sinh viên không hề nhỏ.

“Thí sinh thường hay mắc lỗi điền số báo danh vào giấy làm bài thi và gấp giấy thi không đúng quy định nên mình phải cố gắng dặn và đi kiểm tra kỹ để không làm mất quyền lợi thí sinh”, Đạt chia sẻ.

Không tăng học phí năm học 2012-2013

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM ngày 9-7, Phó Chủ tịch UBND Hứa Ngọc Thuận khẳng định:

Sẽ không tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP trong năm học 2012-2013 do tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Trước đó, vào cuối tháng 6-2012, UBND TP.HCM đã có tờ trình gửi HĐND TP về việc đề xuất thu học phí để xem xét thông qua trong kỳ họp HĐND thứ 5 (khai mạc ngày 11-7).

Đây được coi là động thái tích cực của chính quyền TP nhằm chia sẻ gánh nặng với người dân TP.

Tin đang được quan tâm:

ĐIỂM THI - ĐIỂM THI 2012 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC NĂM 2012

ĐIỂM CHUẨN - ĐIỂM CHUẨN 2012 - ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC 2012

TUYỂN SINH - THÔNG TIN TUYỂN SINH, TIẾNG ANH - HỌC TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: Tuoitre - Phapluattp)