Tuyển sinh 2013: Các trường không được tuyển lớp “nợ đầu vào”

Ngày 28.8, ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục - Đại học Bộ GDĐT cho biết hiện có thông tin cho rằng một số trường gọi thí sinh trúng tuyển dưới điểm sàn vào học các lớp gọi là lớp “nợ đầu vào”. Tuy nhiên, ông Tuấn khẳng định: “Bộ không có chủ trương này, trường nào thực hiện là sai quy định. Chúng tôi cảnh báo thí sinh không nên đăng ký theo học những lớp như thế này, sẽ thiệt thòi cho bản thân”. Ông Tuấn nhấn mạnh: “Không có quy định nào cho phép gọi thí sinh dưới điểm sàn.

Về nguyên tắc, không cho phép và không được phép gọi thí sinh trúng tuyển vào trường mà có điểm thi dưới điểm sàn. Những trường nào thực hiện là sai quy định”. Ngoài ra, ông Tuấn còn cảnh báo cứ đến mùa tuyển sinh, một số trung tâm, công ty nhận hồ sơ thí sinh xét tuyển và hứa với thí sinh lo vào trường. Tuy nhiên, các đơn vị này hoàn toàn không có chức năng tuyển sinh, vì vậy các thí sinh không nên tin.

Các em nên nộp hồ sơ trực tiếp tại trường hoặc gửi qua đường bưu điện để nắm được thông tin chính xác và tin cậy nhất.

Cử nhân ĐH sư phạm thất nghiệp

nhiều sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang là công nhân, thậm chí phải đi xuất khẩu lao động để mưu sinh vì không thể xin được việc. Tốt nghiệp một trường đại học sư phạm danh tiếng cả nước với tấm bằng loại khá, Nguyễn Thị Mai cũng như bao sinh viên cùng lớp rất mong sớm xin được việc làm. Vốn bản tính rụt rè, Mai chọn nghề giáo để mong có được công việc và cuộc sống ổn định sau này.

Nhà chẳng mấy khá giả nên việc có mối quan hệ hay xoay sở một khoản tiền đủ để “chạy việc” là điều không thể đối với Phượng. Cô chỉ biết chạy vạy khắp nơi, hễ chỗ nào đăng tuyển giáo viên là Mai nộp hồ sơ và chờ đợi. Về tỉnh, Mai cũng nộp hồ sơ và thi tuyển nhưng đã ba năm qua, chưa bao giờ cô nhận được tin vui. Đọc thêm:  Nguyên nhân naò sinh viên tốt nghiệp vẫn không có việc làm

Để kiếm tiền trang trải cuộc sống, ban đầu Mai xin đi bán hàng tại một siêu thị, nhưng vẫn nuôi ý định trở thành giáo viên. Sau gần 2 năm ra trường vẫn chưa xin được việc, Mai quyết định lấy chồng và sinh con. Khi con đã cứng cáp hơn, cô lại hy vọng được theo đuổi ước mơ của mình và không để phí hoài bốn năm trên giảng đường đại học.

Thế nhưng, kể từ ngày ra trường đến nay, Mai chưa từng được đứng trên bục giảng. Cô tâm sự: “Mỗi năm hồ sơ thi tuyển giáo viên của tỉnh lên đến con số hàng trăm, mà chỉ tiêu chỉ có vài chục người, nếu không có mối quan hệ chắc chẳng bao giờ đỗ được dù bằng có đẹp đến đâu”. Vì vậy, sau vài năm chật vật, dường như nhiệt huyết thửa nào đã không còn trong cô cử nhân sư phạm. Từ đầu năm qua, hai vợ chồng Mai cùng vài người bạn quyết định mở quán bia để kinh doanh. Dù công việc vất vả, không hề hợp với tính cách của mình nhưng để có tiền trang trải cuộc sống, Mai vẫn phải làm. Cô chia sẻ: “Nhiều lúc mình nhớ nghề và buồn lắm, nhưng thà đi bán bia để có tiền lo cho gia đình còn hơn thất nghiệp”.

Cũng gặp tình cảnh khó khăn khi đi xin việc như Mai, Phạm Kiều Vân đã chọn con đường xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc để mưu sinh. Cô ngậm ngùi: “Dù không muốn bỏ phí công sức trong bốn năm đại học, nhưng mình vẫn quyết tâm đi để kiếm ít vốn lo cho tương lai sau này”. Sau gần 2 năm ra trường, cô nữ sinh sư phạm thửa nào đã phải tạm gác ước mơ sang một bên để tìm kiếm cơ hội việc làm ở một đất nước khác. Dù vậy, cô vẫn hy vọng, một ngày nào đó khi trở về nước, Vân sẽ hoàn thành ước mơ còn dang dở này. Xem thêm:  Tân cử nhân truớc nguy cơ thất nghiệp hàng loạt

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Mục tiêu và hiện thực

Áp lực thiếu việc làm "Ở quê biết làm gì mà ăn?" - đó là câu nói cửa miệng của rất nhiều LĐNT và là nguyên nhân trực tiếp khiến hằng ngày có cả nghìn LĐNT vùng ngoại thành đổ xô vào nội thành kiếm sống bằng đủ thứ nghề. Khái quát tình hình này, một cán bộ phòng LĐ-TB&XH của huyện Thạch Thất cho biết: Mặc dù chưa thống kê đầy đủ số lượng lao động không có việc làm thường xuyên của địa phương, nhưng trên thực tế, tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp là phổ biến. Đơn cử, xã Phú Kim có tới 80% lao động nông nghiệp.

Nhiều năm nay, ngành nghề phụ ở đây ít phát triển, nghề truyền thống không có, người nông dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, mỗi năm làm 2 vụ lúa, cộng thêm cả vụ đông thì vẫn còn khoảng 6-7 tháng trong năm gần như nhàn rỗi. Điều này đồng nghĩa với việc bằng chừng đó thời gian có khoảng 80% lao động của xã dư thừa. Còn theo Bí thư Đảng ủy xã Kim Chung (Đông Anh) Trần Đức Thái, toàn xã có 200ha đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho việc xây dựng KCN Thăng Long, nghĩa là có khoảng 400 lao động không còn đất canh tác dẫn đến thiếu việc làm.

Theo cam kết trước khi thu hồi đất, các DN trong KCN sẽ phải nhận lao động địa phương vào làm việc. Tuy nhiên những năm gần đây số lao động của huyện Đông Anh nói chung và của xã Kim Chung nói riêng rất ít được nhận vào làm tại các DN ở đây. Lý do mà họ đưa ra là lao động địa phương hay "nhảy" việc, hay đình công, khiếu kiện… Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, số LĐNT mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp của Hà Nội tại thời điểm này là khoảng 40.000 người.

Năm 2012, Hà Nội có khoảng 12.000 DN giải thể hoặc ngừng hoạt động, do đó số lao động đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở lên đến 24.000 người. Việc làm của LĐNT vốn gắn liền với ruộng đất, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đã kéo theo diện tích đất canh tác của người dân giảm đi và là nguyên nhân căn bản dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực nông thôn gia tăng. Đất nông nghiệp thu hẹp, cơ hội sống được bằng nghề nông trên đồng ruộng ít đi, nông dân phải chuyển sang tìm việc trong các KCN, nhà máy.

Nhưng một trong những nguyên nhân đầu tiên cản trở quá trình LĐNT chuyển việc là trình độ học vấn và kỹ năng nghề thấp. Tạo điều kiện để người lao động có việc làm, tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm, Thủ tướng Chính phủ đã có "Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm giai đoạn 2011- 2015" và Quyết định số 1956 "Về đào tạo nghề cho LĐNT".

Mục đích là nhằm đào tạo nghề và hỗ trợ LĐNT bằng quỹ cho vay ưu đãi với lãi suất thấp (0,65%) đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các hộ sản xuất kinh doanh, các DN nhỏ và vừa, trang trại, làng nghề… để tạo việc làm mới. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, tỷ lệ LĐNT được vay vốn để tạo việc làm hiện mới đạt 4,9%. Mặt khác, để có việc làm, người lao động tối thiểu phải học một nghề, có trình độ nhất định.

Trong thời buổi kinh tế suy giảm hiện nay thì đòi hỏi này đang là thách thức lớn đối với cả người lao động và cơ quan chức năng. Dự kiến số lao động không có việc làm sẽ tăng dần từng năm và đến năm 2020 con số đó vào khoảng 242.500 người.