Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, khoa giáo

Thanh tra hoạt động liên kết đào tạo

Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2013 - 2014 đối với các cơ sở giáo dục ĐH, các trường TCCN. Bộ yêu cầu các trường tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; công tác tuyển sinh, đào tạo; liên kết đào tạo, liên thông, hình thức vừa làm vừa học.

Tuyển giảng viên đào tạo tại CHLB Đức

Bộ GD-ĐT thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ tại CHLB Đức bằng ngân sách nhà nước để làm giảng viên cho Trường ĐH Việt Đức.

Chương trình tuyển 20 ứng viên học tiến sĩ toàn thời gian trong thời gian tối đa 4 năm, các ngành: cơ học tính toán, cơ học chất lỏng, giao thông vận tải, khoa học vật liệu, tài chính ngân hàng… Thời gian nộp hồ sơ đến 25.10, thông tin thêm xem tại đây.

 

Thông tin giáo dục, tuyển sinh cập nhật mới nhất | Đào tạo


Chấn hưng Giáo Dục - Mong thực hiện nghiêm túc

Dự thảo được thông qua ở Hội nghị Trung ương 8 lần này chất lượng cao hơn, có nhiều ý tưởng mới và quyết sách cụ thể.

Cuộc khảo sát giáo dục đại học (GDÐH) của Quốc hội năm 2010 đã cho thấy chi phí đơn vị trung bình (cho mỗi đầu SV một năm) của GDÐH nước ta chỉ khoảng 500 USD, mà đối với nhiều trường, kể cả một số trường trọng điểm, chi phí đó giảm xuống chỉ còn khoảng 300 USD vì tuyển quá đông SV. Theo thông lệ quốc tế, đối với các nước kém phát triển như nước ta, muốn đào tạo bảo đảm chất lượng tối thiểu thì chi phí đơn vị cho GDÐH phải cỡ hơn 1,2 GDP đầu người, tức khoảng 1.600 USD ở thời điểm hiện nay.

Dự thảo nghị quyết đổi mới giáo dục lần này đã ghi: “Mức chi (bao gồm tất cả các nguồn) cho một sinh viên đại học/năm tiến tới đảm bảo tối thiểu bằng 1,2 lần thu nhập quốc dân bình quân đầu người/năm”. Đó là một định hướng cực kỳ quan trọng, chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã hạ quyết tâm nâng cao chất lượng GDĐH, không còn quan niệm ảo tưởng và duy ý chí muốn  đào tạo chất lượng cao với chi phí quá thấp nữa.

Như vậy là phải tăng chi phí đơn vị trung bình lên cỡ hơn gấp hai lần, làm sao đạt được điều đó? Khác với giáo dục phổ cập, GDÐH không thể chỉ trông cậy vào ngân sách nhà nước, tuy ngân sách nhà nước phải là nguồn chủ đạo. Cần huy động thêm đóng góp của người học và của các thành phần đại học ngoài công lập. Kinh nghiệm thế giới cho biết có thể huy động sự đóng góp thích đáng của người học nếu sử dụng công thức “học phí cao + hỗ trợ cao”. Huy động học phí cao của tất cả sinh viên đủ khả năng đóng học phí, đồng thời có hỗ trợ cao cho những sinh viên không đủ khả năng đó để họ có đủ tiền đóng học phí và học ÐH. Một điểm sáng trong chính sách GDÐH của Chính phủ trong năm năm qua là đã thành lập một quỹ tín dụng cho học sinh, sinh viên vay (khoảng 2 tỉ USD). Ðể phát huy tác dụng của quỹ, một mặt cần quản lý sao cho được sử dụng đúng mục tiêu, mặt khác Chính phủ nên cố gắng tìm cách tăng quỹ này. Nếu quỹ tín dụng học sinh, sinh viên được tăng cỡ gấp đôi, mức học phí sẽ có thể tăng lên thích đáng, lúc đó có thể đủ chi phí đơn vị tối thiểu cho GDÐH, bảo đảm chất lượng GDÐH mà vẫn giữ được công bằng xã hội. Nếu thật sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu thì tin rằng Chính phủ có thể tìm được nguồn để mở rộng quỹ, kể cả  nguồn vay quốc tế.

Tuy vui mừng với các ý tưởng mới và quyết sách cụ thể của Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới giáo dục đã nêu trên đây, nhưng tôi cũng phải dè dặt với niềm vui đó vì trước đó trong nghị quyết 14 năm 2005 của Chính phủ về “Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH 2005-2020” cũng đã có rất nhiều ý tưởng hay, nhưng đến nay việc triển khai thực hiện chưa được bao nhiêu. Dù sao chúng ta cũng mong nghị quyết lần này sẽ được thực hiện nghiêm túc, vì có như vậy mới “chấn hưng” được giáo dục, và từ đó mới có thể phát triển bền vững kinh tế xã hội.