Tin liên quan

>> Lớp học thêm dành cho sinh viên

>> Dạy và học thêm sẽ khó kiểm soát

>> TP.HCM tăng học phí mạnh, có hết lạm thu?

Nghiêm cấm hoạt động quảng cáo trong nhà trường

Ngày 4-9, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản chỉ đạo các trường nghiêm cấm hoạt động quảng cáo trong nhà trường, nhằm giữ gìn môi trường sư phạm lành mạnh, thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Trong thời gian qua, một số đơn vị kinh tế, doanh nghiệp tư nhân trực tiếp liên hệ với các đơn vị giáo dục hoặc thông qua các đơn vị tổ chức chính trị, xã hội ở quận, huyện, thành phố thực hiện quảng cáo sản phẩm dưới danh nghĩa tổ chức ngày hội, tặng quà, học bổng, treo băng rôn tuyên truyền… cho học sinh của nhà trường phần nào cũng ảnh hưởng đến tính nghiêm túc vốn có của trường học và làm giảm chất lượng giảng dạy cũng như uy tín của ngành.

Sở GD-ĐT TP đề nghị các trường không thực hiện các hoạt động mang tính thương mại, quảng cáo, không có ý nghĩa giáo dục diễn ra trong nhà trường. Mọi hoạt động có liên quan đến các doanh nghiệp, hoặc có tài trợ đều phải có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Sở GD-ĐT.

Tuyển sinh trường chuyên bằng đánh giá chỉ số trí tuệ

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết bộ sẽ triển khai thi cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết các môn ngoại ngữ, thi thực hành đối với các môn vật lý, hóa học, sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12.
Những nơi có đủ điều kiện sẽ tuyển sinh trường THPT chuyên bằng việc triển khai đánh giá các chỉ số trí tuệ (IQ, AQ, EQ…)

Kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp THPT sẽ được kiểm tra chặt chẽ ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm thi và nhận xét đánh giá. Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ chú trọng đến việc tổ chức thi nghiêm túc, đúng quy chế, bảo đảm  khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh trung học.

Giáo dục quốc phòng - an ninh từ bậc tiểu học

Chiều 4/9, tại TP.HCM, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức hội thảo góp ý cho Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN). Theo dự thảo, môn GDQP-AN được dạy trong nhà trường từ bậc tiểu học đến các trường chuyên nghiệp như trung cấp nghề (TCN), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), cao đẳng nghề (CĐN), cao đẳng (CĐ) và đại học (ĐH).

Ở bậc tiểu học và THCS, nội dung GDQP-AN sẽ được lồng ghép trong chương trình GD và kết hợp với các hoạt động ngoại khóa. Riêng từ THPT lên đến ĐH, GDQP-AN được xác định là một bộ phận của nền GD quốc dân nên sẽ là môn học chính khóa.

Để tránh lặp lại nội dung chương trình học một cách nặng nề, thượng tá Nguyễn Văn Sang - Phó phòng Tham mưu Bộ đội Biên phòng TP.HCM đề nghị: Cần phân ra hai chương trình GDQP-AN, một chương trình dành cho THPT và TCN và một chương trình dành cho TCCN, CĐ và ĐH (trên ĐH thì không cần); học sinh, sinh viên khi đã hoàn thành chương trình ở cấp dưới thì không phải học lại ở cấp học trên.

Ông Nguyễn Hoài Chương - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị: Giáo viên GDQP-AN phải là giáo viên chuyên trách và cần quy định rõ về quyền lợi. Ngoài ra, cần có quy định rõ hơn về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học môn này.

 

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh ( SGGP - NLD - Phunu)